Với các hình thức tín dụng thông thường, như chiết khấu thương phiếu, thì lãi suất là lãi suất chiết khấu, với các khoản cho vay ngắn, trung và dài hạn thông thường, thì lãi suất được quy định cụ thể đối với từng ngân hàng (thường căn cứ và một mức lãi suất tham chiếu do ngân hàng lựa chọn). Trong hoạt động đồng tài trợ, lãi suất được xác định căn cứ vào sự thống nhất giữa các ngân hàng thành viên, nó khác nhau tùy theo từng dự án cụ thể.
Trong cho vay hợp vốn, người đi vay thường phải thanh toán các loại phí, có thể được chia thành hai nhóm chính, bao gồm:
Phí trọn gói ( Front- end free):
Phí đầu mối ( lead management free): phí này thường có đối với các khoản vay lớn, có nhiều tổ chức tài chính quản lý. Phí này nhằm trả công cho vai trò tổ chức của tổ chức tài chính đầu mối.
Phí quản lý ( Management free): Phí này thường được trả dựa trên đóng góp của từng tổ chức tài chính quản lý đối với khoản vay.
Phí đại lý ( Agent free): Phí này để thanh toán cho công thực hiện vai trò đại lý của tổ chức tài chính đại lý.
Phí pháp lý ( Legal free): Là các khoản tiền chi tiêu cho các thủ tục pháp lý mà người đi vay phải hoàn trả cho tổ chức tài chính đầu mối.
Phí thực hiện (On- going free)
Phí cam kết ( Commitment free): Là chi phí mà người đi vay phải trả cho số tiền mình được vay nhưng chưa sử dụng hết.
Trong hoạt động đồng bảo lãnh, các tổ chức tín dụng thỏa thuận trực tiếp với nhau về mức phí bảo lãnh mỗi tổ chức tín dụng được hưởng trên cơ sở mức phí bảo lãnh thu được từ khách hàng và tỷ lệ tham gia của từng bên. Thông thường khách hàng thanh toán phí đồng bảo lãnh cho tổ chức tín dụng đầu mối, sau đó các tổ chức tín dụng sẽ hưởng phí bảo lãnh theo tỷ lệ tham gia của mình từ tổ chức tín dụng đầu mối. Ngoài ra khách hàng phải thanh toán các chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh theo thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản ( theo quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành theo quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN14 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 26/6/2006).