Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.DOC (Trang 44 - 45)

Cơ cấu nguồn vốn của theo thành phần hiện nay của Sở Giao Dịch gồm: tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế và tiền gửi tổ chức tài chính. Tình hình biến động nguồn vốn theo từng nhóm khách hàng trong ba năm gần nhất như sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Sở Giao Dịch ba năm gần nhất.

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu

2004 2005 2006

Tuyệt đối TT% Tuyệt đối TT% Tuyệt đối TT%

1. TG tổ chức KT 3,705,456 52.13 4,407,585 58.23 7,284,959 72.05 - TG không kỳ hạn 1,109,978 15.61 844,839 11.16 1,645,390 16.27 - TG có kỳ hạn 2,685,478 36.52 3,562,746 47.07 5,639,569 55.78 2.TG dân cư 3,317,088 46.67 3,048,831 40.28 2,791,400 27.61 - TG tiết kiệm 2,208,801 31.07 2,168,426 28.65 2,290,055 22.65 - kỳ phiếu 461,017 6.49 230,878 3.05 122,200 1.21 - CCTG, trái phiếu 647,270 9.11 649,527 8.58 379,145 3.75 3. Huy động khác. 85,906 1.21 113,084 1.49 34,567 0.34 Tổng NV HĐ. 7,108,450 7,569,500 10,110,926

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SGD gđ 2002-2006)

Trước diễn biến phức tạp của thị trường huy động vốn, Sở Giao Dịch đã cố gắng giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn với kết quả đạt được là 10.110 tỷ đồng, tăng 2,542 tỷ đồng (33.6%) so với cùng kỳ năm 2005, hoàn thành 195% kế hoạch được giao. Đảm bảo cơ cấu nguồn vốn dần được cải thiện theo hướng tích cực, hướng tới một mô hình cơ cấu tài sản nợ bền vững, phù hợp với cơ cấu tài sản có. Góp phần đáng kể vào việc điều hòa nguồn vốn chung cho toàn hệ thống BIDV. Tiền gửi dân cư có giảm so với

các năm trước là do Sở Giao Dịch đã chuyển giao cho một số chi nhánh mới thành lập trong địa bàn thành phố Hà Nội, nhưng sự giảm sút này là không đáng kể và không đáng ngại. Sở Giao Dịch đã có những thành tích nổi bật trong công tác huy động vốn từ các khách hàng lớn, cụ thể:

Sở Giao Dịch đã giữ vững nền tảng khách hàng là các tổ chức kinh tế, định chế tài chính truyền thống như: Ngân hàng Phát triển, Bảo Hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng công ty dầu khí… đồng thời đẩy mạnh huy động vốn từ các khách hàng tiềm năng như Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông, Tổng công ty Viễn Thông Quân Đội, Tổng công ty Xi Măng Việt Nam, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty VINACONEX, Tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam,… Chính thức ký kết các hợp đồng cung ứng dịch vụ BIDV- home banking, và các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, hạn mức khung, triển khai lắp đặt máy ATM, cung cấp các dịch vụ đổ lương tự động kèm theo sử dụng thẻ ATM cho cán bộ nhân viên của các tổ chức này.

Công tác điều hành lãi suất được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo lãi suất tiền gửi, tiền vay hợp lý, vừa giữ được khách hàng, vừa tăng lợi nhuận hoạt động trong điều kiện cạnh tranh chủ yếu bằng lãi suất và phát triển mạng lưới như hiện nay.

Triển khai hiệu quả hai đợi phát hành trái phiếu tăng vốn dài hạn đợt I và đợt II năm 2006 với tổng số vốn huy động lên tới 3,250 tỷ VNĐ. Chủ động tiếp cận, giữ vững quan hệ và vận động khách hàng đầu tư tiền gửi mới, tiếp tục đầu tư tiền gửi khi đến hạn, đặc biệt chú trọng đối tượng khách hàng tiềm năng là các Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý ngân quỹ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.DOC (Trang 44 - 45)