Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam tiếp tục ổn định với tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: đại dịch cúm gia cầm, sức ép tăng giá các loại vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng… trong khi thi trường tài chính quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp: tỷ giá các đồng tiền mạnh biến động với biên độ cao, rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, Mỹ ngày càng khắt khe, tranh chấp thương mại có xu hướng ngày càng tăng… Tuy nhiên, chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhờ vậy nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 9 năm trở lại đây: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 8.5%, ngành công nghiệp, xây dựng tăng trưởng vượt bậc 10.6%, dịch vụ tăng 8.5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 640 USD, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 6 tỷ đôla, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có khả năng đạt và vượt mức 383.5 nghìn tỷ đồng. Giá cả trong nước vẫn có xu hướng tăng nhưng không gây ra những biến động lớn, giá tiêu dùng tháng 12/2006 tăng 6.6% so với cùng kỳ năm 2005.
Năm 2006 là năm thứ hai liên tiếp thủ đô Hà Nội hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra và đánh dấu ba năm kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gần gấp đôi. Theo tổng cục thống kê, GDP năm 2006 của thủ đô Hà Nội tăng 11.5% so với năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 3,567 triệu USD, tăng 25% so với năm trước, vốn đầu tư xã hội năm 2006
kà 41,606 triệu đồng, tăng 18.6% so với năm 2005, thu ngân sách trên địa bàn đạt 35,017 tỷ đồng, tăng 13.9% so với năm 2005.
Áp lực cạnh tranh khi gia nhập WTO đòi hỏi các ngân hàng tích cực đổi mới công nghệ, hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng để dần rút ngắn khoảng cách so với các ngân hàng nước ngoài.