PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀVINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính trường hợp ngành ngân hàng (2).doc (Trang 29 - 31)

- Thu thập số liệu sơ cấp qua việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp

PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀVINH

3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SÔNG CỬU LONG

Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch là : Housing Banking of Mekong Delta (MHB), vốn điều lệ là 800 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng MHB - http://www.mhb.com.vn). Với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long được phép huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng MHB đã có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Tp.Hồ Chí Minh, 01 VPĐD tại Hà Nội, 01 Trung tâm Thẻ, 01 Công ty Chứng khoán và hơn 130 chi nhánh, PGD tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước (Nguồn: Website ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL năm 2010 - http://www.mhb.com.vn)

Tuy là một ngân hàng non trẻ nhưng Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long đã và đang thực hiện các dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại. Trong những năm tới, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động trong tất cả các mặt kinh doanh cũng như nâng cao phong cách phục vụ đối với khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH – PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH THÀNH PHỐ TRÀ VINH

3.2.1. Quá trình hình thành

Ngày 06/02/2002 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã ký công văn số 142/NHNN – CNH vào ngày 8/05/2002, Hội đồng quản trị ký quyết định số 12/2002/QĐ – NHNN – HĐQT chấp thuận thành lập Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh. Ngày 18/09/2002 Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh chính thức đi vào hoạt động. Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh là đại diện pháp nhân, có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng. Hiện nay, do điều kiện kinh tế ở các huyện trong tỉnh đã và đang phát triển, số lượng khách hàng tương đối đông và ở xa, gây khó khăn trong quá trình thẩm định nên MHB chi nhánh Trà Vinh đã thành lập 6 PGD ở các huyện Duyên Hải, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú và một PGD tại Thành phố Trà Vinh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời và thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch.

Trong đó, Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh là đơn vị kinh tế phụ thuộc, được thành lập theo công văn số 36/NHNN – TV1 ngày 13 tháng 01 năm 2008 của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Trà Vinh theo quyết định số 74/QD – NHNN – TV1 ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Giám đốc Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh. Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh là đại diện pháp nhân, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, được thực hiện một số giao dịch với khách hàng theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh. Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh thành lập đã tạo thêm một kênh cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhận nguồn vốn điều chuyển để cung cấp vốn dưới các hình cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, xây dựng, sửa chữa nhà ở, vay sinh hoạt… Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh đã góp phần trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp 3.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính trường hợp ngành ngân hàng (2).doc (Trang 29 - 31)