KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính trường hợp ngành ngân hàng (2).doc (Trang 83 - 86)

- Thu thập số liệu sơ cấp qua việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Tín dụng luôn đóng vay trò quan trọng trọng hoạt động của PGD. Nó vừa là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu góp phần vào sự tồn tại và phát triển của PGD, nhưng cũng đồng thời là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của PGD.

Thu lãi từ hoạt động TD chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng đem lại thu nhập cho PGD. Nếu muốn đạt được lợi nhuận cao thì hoạt động TD phải không ngừng được nâng cao. Ngoài ra, PGD còn phải chú trọng đến công tác huy động vốn để hoạt động TD được mở rộng, phục vụ cho yêu cầu phát triển của PGD trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Sự đóng góp của PGD trong nền kinh tế rất quan trọng. PGD là chiếc cầu nối để luân chuyển vốn trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính việc nhận ra vai trò quan trọng này, tập thể cán bộ nhân viên trong PGD luôn nổ lực làm việc với quyết tâm cao để giữ vững thương hiệu, tạo một chổ đứng vững vàng trong hệ thống NHTM nói chung và cả thị trường tài chính nói riêng.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh PGD Thành phố Trà Vinh

Qua thời gian thực tập và tiếp xúc thực tế tại PGD, tác giả nhận thấy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TD cho hộ GĐ nói riêng khá tốt, biểu hiện qua chất lượng TD ngày càng tăng. Tuy nhiên, để hoạt động TD của PGD ngày càng phát triển và có hiệu quả hơn, tác giả xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời các văn bản, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng MHB Việt Nam về diễn biến lãi suất cho vay, lãi suất huy động trên thị trường để có thể cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn

chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ cá thể, hộ GĐ và doanh nghiệp với các hình thức huy động đa dạng về kỳ hạn, lượng tiền,... Chủ động tiếp cận các dự án đầu tư và sẽ đầu tư vào tỉnh để thu hút nguồn vốn.

- Thực hiện điều tra kinh tế hộ thường xuyên để phân loại hộ từ đó có chính sách đầu tư thích hợp. PGD cần tìm nguyên nhân mà các hộ có nhu cầu vay vốn nhưng chưa liên hệ vay để có kế hoạch phát triển đầu tư.

- Phân loại KH trên cơ sở uy tín, số dư tiền gửi hay KH có giao dịch lâu năm để áp dụng mức lãi suất thích hợp và có hành động thiết thực như tặng quà, xổ số trúng thưởng, tri ân khách hàng…nhằm duy trì KH cũ khuyến khích khách hàng mới. Tiếp tục chọn lọc khách hành tốt, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, mở rộng và đẩy mạnh thêm loại hình cho vay, chứng minh tài chính du học. Nghiên cứu đẩy mạnh các loại hình dịch vụ của NH, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm, thực hiện các giao dịch an toàn, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả, không gây phiền hà cho khách hàng.

- Nêu kiến nghị với NH cấp trên phân bổ thêm cán bộ tín dụng về PGD nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tránh những rủi ro do cán bộ tín dụng quá tải về công việc dẫn đến không nắm vững thông tin về khách hàng.

- Cần tranh thủ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hội nông dân, các tổ chức, ban ngành đoàn thể trong khâu chọn lọc khách hàng, xét duyệt và thu hồi nợ để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn. Thực hiện đầu tư liên thông gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

- Thường xuyên trao đổi với các PGD khác ở các huyện để có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác.

6.2.2. Đối với Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh

- Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, có thể kêu gọi vốn đầu tư từ các tổ chức trên thế giới để có được nguồn vốn ổn định, lâu dài giúp NH có thể đầu tư vào các món vay trung, dài hạn trong và ngoài tỉnh.

- Điều chỉnh mức lãi suất thích hợp, chính sách lãi suất linh hoạt với từng đối tượng KH vay vốn để duy trì KH hiện hữu và thu hút thêm nhiều KH mới.

- Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay để làm tăng khả năng cạnh tranh với các NH khác.

6.2.3. Đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương nên tăng cường cung cấp thông tin về KH, giúp PGD nắm được cụ thể tình hình kinh tế của từng hộ khi họ có nhu cầu vay vốn.

- Cần có quy hoạch tổng thể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương và nhu cầu của xã hội.

- Sớm quy hoạch khu dân cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như xác lập quyền sở hữu tài sản đối với các hộ sản xuất - kinh doanh trên địa bàn để người dân có điều kiện tiếp cận vốn vay, đặc biệt là vốn trung và dài hạn.

- Vận động mở rộng sản xuất với việc vay vốn NH để phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi. Cần có chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua phòng nông nghiệp.

- Nâng cao trình độ dân trí, xóa mù chữ ở nông thôn, tuyên truyền tập huấn nhằm tạo cho nhân dân có ý thức vay và sẵn sàng trả nợ vay khi đến hạn.

- Tiếp tục xây dựng cơ chế một cửa, một dấu, giải quyết nhanh các thủ tục để hộ GĐ có thê vay vốn kịp thời, giảm chi phí đi lại của người dân.

6.2.4. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

- Quy định việc cung cấp thông tin giữa NH, Thuế vụ và các cơ quan pháp luật (Viện kiểm sát, Công An, Tòa Án,...) nhằm tránh rủi ro cho các tổ chức TD.

- Duy trì nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc, khuyến khích hình thành và phát triển các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán tạo tiền đề thúc đẩy, cải tiến và đổi mới công nghệ Ngân hàng, từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới

- Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ chính sách tiền tệ hiện đại và tiên tiến. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, từng bước nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam Đồng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính trường hợp ngành ngân hàng (2).doc (Trang 83 - 86)