Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính trường hợp ngành ngân hàng (2).doc (Trang 41 - 45)

- Thu thập số liệu sơ cấp qua việc sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp

Giám Đốc Phó Giám Đốc

3.2.6. Phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh

Bảng 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH – PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH TẠI NGÀY 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009 VÀ 30.06.2010

ĐVT: triệu đồng

Dư nợ Năm 31.12.2009/31.12.2008Chênh lệch 06 tháng đầu năm 30.06.2010/30.06.2009Chênh lệch

31.12.2008 trọngTỷ 31.12.2009 trọngTỷ Số tiền % 30.06.2009 trọngTỷ 30.06.2010 trọngTỷ Số tiền % I. Theo tổ chức KT 53.630 100,00 77.340 100,00 23.750 44,28 71.149 100,00 67.845 100,00 (3.304) (4,64) Doanh nghiệp 11.600 21,63 6.990 9,04 (4.610) (39,74) 7.000 9,84 11.570 17,05 4.570 65,29 Cá nhân 42.030 78,37 70.350 90,96 28.320 67,38 64.149 90,16 56.272 82,94 (7.877) (12,28) II.Theo thành phần KT 53.630 100,00 77.340 100,00 23.750 44,28 71.149 100,00 67.845 100,00 (3.304) (4,64) Nông nghiệp 3.262 6,08 1.924 2,48 (1.268) (38,87) 1.750 2,46 1.351 1,99 (399) (22,80) SXPNN 31.355 58,47 44.576 57,64 13.221 42,17 43.835 61,61 50.630 74,63 6.795 15,50 Khác 19.013 35,45 30.840 39,88 11.757 61,84 25.564 35,93 15.864 23,38 (9.700) (37,94)

III. Theo thời hạn TD 53.630 100,00 77.340 100,00 23.750 44,28 71.149 100,00 67.845 100,00 (3.304) (4,64)

Ngắn hạn 33.831 63,08 46.448 60,06 12.657 37,41 44.485 62,52 41,974 61,87 (2.511) (5,64)

Trung hạn 19.799 36,92 30.892 39,94 11.093 56,03 26.664 37,48 25,871 38,13 (793) (2,97)

2009, cụ thể dư nợ cuối năm 2009 tăng gần 50% so với năm 2008 tương ứng tăng 23.750 triệu đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội trong nước và các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Cụ thể trong năm 2008 cuộc khủng hoảng tiền tệ từ các nước phương Tây mà cụ thể là Hoa Kỳ đã ảnh hưởng gián tiếp đến nước ta, ngoài ra tình hình lạm phát, giá cả hàng hóa tăng đột biến đặc biệt là giá xăng dầu, sự biến động của tỷ giá hoái đối… ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiền tệ trong nước. Để kiềm chế lạm phát và các tác động tiêu cực của khủng hoảng NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng sang năm 2009 khi tình hình kinh tế xã hội tương đối ổn định, mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt lên hàng đầu thì chính sách nới lỏng tiền tệ được chính phủ sử dụng, nhiều gói kích cầu đưa ra đẩy nhu cầu vay vốn tăng cao trong năm 2009, kết quả dư nợ ngày 31.12.2009 đạt 77.340 triệu đồng.

Xét về tổ chức kinh tế: PGD cho vay chủ yếu là đối tượng cá nhân, 31.12.2008 lượng vốn cung cấp cho cá nhân chiếm tỷ trọng gần 80% tương đương 42.030 triệu đồng, riêng cuối năm 2009 dư nợ của cá nhân chiếm trên 90% tỷ trọng tổng dư nợ, nhưng nhìn chung tình hình dư nợ của đối tượng cá nhân tại PGD tại thời điểm cuối năm 2009 cao hơn cùng kỳ năm 2008 gần 70% tương đương tăng 28.320 triệu đồng. Trong khi đó, dư nợ của đối tượng doanh nghiệp giảm 39,74% nhưng nhờ sự tăng lên của đối tượng vay là cá nhân nên PGD vẫn đạt kết quả tốt trong chỉ tiêu dư nợ. Trong thời gian tới PDG nên đẩy mạnh nhiều hình thức thu hút khách hàng là doanh nghiệp vì đây là đối tượng cần lượng vốn lớn để sản xuất kinh doanh (chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa), mặt khác rủi ro tín dụng của đối tượng khách hàng này thấp hơn so với khách hàng là cá nhân vì các doanh nghiệp luôn có xu hướng đặt uy tín của mình lên hàng đầu

Xét về thành phần kinh tế: do địa bàn hoạt động của PGD trong phạm vi Thành phố Trà Vinh nên khách hàng vay vốn chủ yếu của PGD hoạt động trong lĩnh vực SXPNN chiếm gần 60% dư nợ của PGD, tương ứng 31.355 triệu đồng vào 31.12.2008 và 44.576 triệu đồng 31.12.2009 tăng 42,17%, tiếp đến là trong những lĩnh vực khác như xây dựng hoặc cho các CB-CNV vay dưới hình thức ủy nhiệm trích lương. Dư nợ của thành phần kinh tế này cũng tăng tại thời điểm cuối

thành phần kinh tế là SXPNN và thành phần kinh tế khác, cho vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp ngày 31.13.2009 giảm so với ngày 31.12.2008, giảm gần 40% so với dư nợ cuối năm 2008, tương ứng giảm 1.268 triệu đồng. Nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, các hộ sản xuất nông nghiệp dần chuyển sang buôn bán nhỏ lẻ hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác như kinh doanh vàng, chứng khoán....

Xét về thời hạn tín dụng: do vừa mới thành lập, quy mô còn chưa lớn nên PGD chủ yếu cho vay ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm trên 60% tổng dư nợ vào ngày 31.12.2008 và 31.12.2009. So với cuối năm 2008, dư nợ 31.12. 2009 của cả ngắn hạn và trung hạn đều tăng. Cụ thể, dư nợ trung hạn tăng với tỷ lệ cao hơn, tăng trên 55% so với cuối năm 2008 tương ứng tăng 11.093 triệu đồng, trong khi dư nợ ngắn hạn tăng gần 40% với dư nợ tương ứng là 12.657 triệu đồng. Từ đó cho thấy PGD đang có xu hướng chuyển từ cho vay ngắn hạn sang trung hạn do PGD đã tạo được uy tín, thu hút sự giao dịch đối với các DN trên địa bàn. Trong tương lai PGD nên quan tâm đến những dự án lớn, chất lượng cao, những hồ sơ vay có thời gian dài hạn để đa dạng hóa các hình thức cho vay của mình.

Nếu dư nợ tín dụng ngày 31.12.2009 tăng so với dư nợ 31.12.2008 thì cuối tháng 06 năm 2010 lại thấp hơn cùng kỳ năm 2009, tổng dư nợ giảm 4,64% tương đương giảm 3.304 triệu đồng. Nguyên nhân là do sau một thời gian thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ trong năm 2009, ngân hàng trung ương đã sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cho vay có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt là với chính sách lãi suất thả nổi cũng làm giảm nhu cầu TD của khách hàng vì thiếu sự ổn định, khách hàng khó xây dựng kế hoạch trả nợ phù hợp với điều kiện của mình. Bên cạnh đó, PGD cũng thu nhỏ hoạt động cho vay vì sự chưa nhất quán trong thông tư 13 của chính phủ về vấn đề sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay. Cụ thể, việc cấp TD từ nguốn vốn huy động không được vượt quá các tỷ lệ quy định như sau: Đối với ngân hàng là 80%; đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%. Trong Thông tư 13, quy định nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác. Điều này đã gây phản ứng từ Hiệp hội các Ngân hàng (VNBA) vì cho rằng tiền gửi không kỳ hạn của những đối tượng trên thường chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của

nguồn vốn huy động không được sử dụng để cho vay theo công thức trên, thì còn khoảng 15% tiền gửi không kỳ hạn kể trên không được sử dụng để cho vay. Như thế, phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán lên tới 35% trên tổng nguồn vốn huy động là quá cao, không hợp lý. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung thêm khoản mục vay các tổ chức TD trong nước vào nguồn vốn huy động. Đó là lý do chính khiến dư nợ của PGD giảm vì PGD cũng là một trong những bộ phận của hệ thống NHTM Việt Nam, chịu sự quản lý của NH nhà nước nói chung và NH chi nhánh nói riêng.

- Về tổ chức kinh tế: nguyên nhân làm dư nợ giảm là do dư nợ tín dụng của đối tượng cá nhân giảm mạnh, giảm 12,28% tương ứng giảm 7.877 triệu đồng trong khi dư nợ của doanh nghiệp tuy có tăng nhưng do tỷ trọng về cơ cấu cho vay của đối tượng này chiếm tỷ trọng ít trong tổng dư nợ nên không làm cho tổng dư nợ của PGD tăng lên.

- Về thành phần kinh tế: cũng giống với tình hình dư nợ cuối năm, đối tượng SXPNN vẫn chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, tiếp đến là đối tượng khác và cuối cùng là nông nghiệp. Tuy nhiên, với sự tăng dư nợ trong lĩnh vực SXPNN thì dư nợ ở lĩnh vưc khác và lĩnh vực nông nghiệp giảm với tốc độ nhanh hơn, đặc biệt trong lĩnh vực khác giảm gần 40% tương ứng với dư nợ giảm 9.700 triệu đồng. Do vậy, dư nợ cuối tháng 6 năm 2010 đã giảm đáng kể so với cuối tháng 6 năm 2009.

- Về thời hạn tín dụng: Nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, chiếm trên 60% tổng dư nợ tại thời điểm 30.06.2009 và 30.06.2010. Tuy nhiên, dư nợ 6 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 giảm ở cả 2 khoản mục nợ ngắn hạn và trung hạn. Trong đó, nợ ngắn hạn giảm 2.511 triệu đồng và nợ trung hạn giảm 793 triệu đồng, nguyên nhân là do các hồ sơ tín dụng ngắn hạn được giải ngân vào đầu năm 2009 đã được tất toán, trong khi lượng khách hàng vay mới giảm do NH ngày càng quan tâm đến chất lượng TD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính trường hợp ngành ngân hàng (2).doc (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w