Tình hình sản xuất giày dép tại Tp.Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị vào việc kiểm soát chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp sản xuất giày dép ở thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 39 - 40)

4/ Chi phí cho những sai hỏ ng bên ngoà

2.1.1.Tình hình sản xuất giày dép tại Tp.Hồ Chí Minh:

Theo số liệu thống kế của Hiệp hội Da - Giày Việt Nam (Lefaso), kim ngạch xuất khẩu giày dép của toàn ngành Da - Giày Việt Nam năm 2006 đạt 3,59 tỷ USD tăng 20% so với năm 2005 với sản lượng xuất khẩu 579 triệu đôi giày dép các loại. Túi cặp xuất khẩu đạt trị giá 503 triệu USD tăng 7 % so với năm 2005. Ngành giày dép được xem như là ngành quan trọng thứ ba sau xuất khẩu dầu thô và dệt may của TP.HCM. Ngành giày dép chiếm tỉ trọng khoảng 12% trong tổng xuất khẩu của TP.HCM, và xấp xỉ 60% tổng giá trị sản xuất của ngành giày da của cá nước.

Ngành giày dép Tp. HCM bắt đầu phát triển từ năm 1992, và từđó ngày càng phát triển.Hiện nay, một số lớn các công ty giày da như Biti’s, Bita’s, Hiệp Hưng, Legamex, Hừng Sáng, An Lạc … đặt tại TP.HCM, chưa kể đến các doanh nghiệp nước ngoài với các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Reebok, Adidas, Diadora, Timberland và Clark cũng có trụ sở và nhà máy đặt tại các khu công nghiệp của TP.HCM, tạo công ăn việc làm cho cả trăm ngàn lao động. Các doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh cùng với hệ thống hàng ngàn cơ sở, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thểđã và đang góp phần gia tăng giá trị sản xuất.

Nhiều cơ sở sản xuất của ngành sẽđầu tư chiều sâu, hoàn chỉnh, bổ sung các trang thiết bị cho các dây chuyền sản xuất hiện có, hiện nay một số cơ sở sản xuất được xây dựng mới đã đạt tiêu chuẩn quốc tế như Biti’s, Công ty Giày Hiệp Hưng, Công ty Giày Phú Lâm, Công ty Giày An Lạc… Ngoài ra các doanh nghiệp đã chú trọng công nghệ sản xuất hiện đại đồng thời với việc nâng cao trình độ quản lý,

nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao sản lượng cũng như chất lượng cho sản phẩm giày dép.

Việc ngành sản xuất giày dép tại Tp.HCM cũng như của cả nước đang bước vào thời kỳ mới, tiếp nhận thêm vốn đầu tư của nước ngoài cũng như công nghệ hiện đại đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm giày dép chất lượng cao, bước đầu đủ sức xâm nhập vào một số thị trường đòi hỏi cao như EU, Nhật Bản, Mỹ… Thế nhưng với xu thế cạnh tranh ngày nay và tình hình hàng nhập lậu của Trung Quốc đang thao túng thị trường nội địa đã tác động đến các doanh nghiệp trong ngành giày dép Tp.HCM, đòi hỏi họ phải đổi mới trong quản lý để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, qua đó mới tồn tại và phát triển trước mắt cũng như về lâu dài.

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị vào việc kiểm soát chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp sản xuất giày dép ở thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 39 - 40)