Hệ số chi phí bảo đảm chất lượng trên doanh thu:

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị vào việc kiểm soát chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp sản xuất giày dép ở thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 71 - 75)

- Ghi chú: ghi nhận cách giải quyết của nhà cungcấp khi có sự cố xảy ra.

4. Chi phí cho những sai hỏng bên ngoài (C 4)

3.2.2.1. Hệ số chi phí bảo đảm chất lượng trên doanh thu:

Công thức:

CQ

HC =

R x 100%

HC: Hệ số chi phí bảo đảm chất lượng trên doanh thu

CQ : Tổng Chi phí bảo đảm chất lượng trong kỳ

R: Doanh thu thuần trong kỳ

Hệ số HC sẽ cho chúng ta biết tỷ trọng chi phí bảo đảm chất lượng so với doanh thu thuần cùng kỳ, muốn có 100 đồng doanh thu thuần thì chúng ta phải tốn HC đồng chi phí bảo đảm chất lượng. Kế toán quản trị phải lập bảng theo dõi hệ số này qua các thời kỳ (tháng, qúi, năm) được thể hiện tại bảng 3.7, từđó nhà quản trị mới biết được việc kiểm soát chất lượng đơn vị có đạt kết quả như mong muốn hay không.

Bảng 3.7: Bảng theo dõi hệ số chi phí bảo đảm chất lượng trên doanh thu Năm……. Các tháng trong năm Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm Chi phí bảo đảm chất lượng Doanh thu HC

Hàng năm, doanh nghiệp nên xây dựng định mức chi phí bảo đảm chất lượng so với doanh thu thuần (định mức HC). Dựa vào định mức này, kế toán quản trị sẽ phân tích hoàn thành định mức chỉ tiêu chi phí bảo đảm chất lượng, số tiền tiết kiệm được từ việc cắt giảm chi phí bảo đảm chất lượng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải so sánh chỉ tiêu HC qua thực tế các năm, các thời kỳ để thấy được kết quả của sự kiểm soát chất lượng tại doanh nghiệp.

* Hoàn thành định mức chi phí bảo đảm chất lượng HC1

T0 =

HCk

< 1

T0 : Hệ số hoàn thành định mức chi phí bảo đảm chất lượng

HC 1 : Hệ số chi phí bảo đảm chất lượng trên doanh thu thuần kỳ thực tế

HC k : Hệ số chi phí bảo đảm chất lượng trên doanh thu thuần kỳ kếhoạch.

Phân tích biến động chi phí bảo đảm chất lượng thực tế năm nay so với kế hoạch định mức: Số tiền tiết kiệm chi phí CL so với định mức kế hoạch = Chi phí bảo đảm chất lượng thực tế (CQ 1) - Chi phí bảo đảm chất lượng kế hoạch (CQ k) ∆ = (HC1 x R1) - (HCk x Rk) Kết quả ∆ < 0, thực tế < định mức kế hoạch, đánh giá tốt vì chi phí bảo đảm chất lượng đã tiết kiệm so với kế hoạch. Tuy nhiên, ta cần phân tích việc biến động chi phí bảo đảm chất lượng trong kỳ là do chúng ta giàm được “hệ số chi phí bảo

đảm chất lượng trên doanh thu HC” – yếu tố giá, hay ảnh hưởng bởi doanh thu R – yếu tố lượng:

a/ Biến động do HC tạo ra

(biến động giá) = (HC1 - HCk) x R1

Kết quả âm, thực tế < định mức, đánh giá tốt vì chúng ta đã tiết giảm được chi phí bảo đảm chất lượng so với 1 đồng doanh thu.

B/ Biến động do Rtạo ra

(biến động giá) = (R1 – Rk) x HCk

Kết quả âm, thực tế < định mức, điều này chưa chắc là tốt vì chúng ta đã tiết giảm được chi phí bảo đảm chất lượng là do doanh thu giảm.

Biến động xảy ra do nhiều yếu tố tác động, vừa chủ quan vừa khách quan. Có thể do chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoặc biến động của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu nhà quản trị xác định đúng nguyên nhân và chỉ định đúng yếu tố nào đã gây ra biến động thì ta mới có thể có biện pháp đúng đắn và kịp thời để chấn chỉnh hoặc phát huy các biến động đó theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp

* So sánh hệ số chi phí bảo đảm chất lượng với năm trước HCj

T1 =

HCj-1

< 1

T1 : Hệ số tiết kiệm chi phí bảo đảm chất lượng so với năm trước

HC j : Hệ số chi phí bảo đảm chất lượng trên doanh thu thuần kỳ thực tế

HC j-1 : Hệ số chi phí bảo đảm chất lượng trên doanh thu thuần kỳ trước.

Phân tích biến động chi phí bảo đảm chất lượng thực tế năm nay so với thực tế năm trước:

Số tiền tiết kiệm chi phí bảo đảm chất lượng so với năm trước = Chi phí bảo đảm chất lượng thực tế năm nay (CQ 1) - Chi phí bảo đảm chất lượng thực tế năm trước (CQ 0) ∆ = (HC1 x R1) - (HC0 x R0)

Kết quả ∆ < 0, năm nay < năm trước, đánh giá tốt vì chi phí bảo đảm chất lượng đã tiết kiệm so với năm trước. Tuy nhiên, ta cần phân tích việc biến động chi phí bảo đảm chất lượng trong kỳ là do chúng ta giàm được “hệ số chi phí bảo đảm chất lượng trên doanh thu HC” – yếu tố giá, hay ảnh hưởng bởi doanh thu R – yếu tố lượng:

a/ Biến động do HC tạo ra

(biến động giá) = (HC1 - HC0) x R1

Kết quả âm, năm nay < năm trước, đánh giá tốt vì chúng ta đã tiết giảm được chi phí bảo đảm chất lượng so với 1 đồng doanh thu.

b/ Biến động do Rtạo ra

(biến động giá) = (R1 – R0) x HC0

Kết quả âm, năm nay < năm trước, điều này chưa chắc là tốt vì chúng ta đã tiết giảm được chi phí bảo đảm chất lượng là do doanh thu giảm.

Ngoài ra, để đánh giá chính xác vấn đề chất lượng, ta phải toán và so sánh các hệ số trên cho từng loại chi phí bảo đảm chất lượng. Qua đó, ta sẽđánh giá được kết quả công việc kiểm soát từng loại chi phí bảo đảm chất lượng tại doanh nghiệp. Kết quả này sẽđược thể hiện trên bảng 3.8 sau đây:

Bảng 3.8: Bảng phân tích tình hình thực hiện “chi phí bảo đảm

Một phần của tài liệu Vận dụng kế toán quản trị vào việc kiểm soát chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp sản xuất giày dép ở thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)