CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG
3.4. Thị trường tiêu thụ và phương thức kinh doanh của nhà máy
Thị trường tiêu thụ là các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực miền đông Nam Bộ, và xuất khẩu sang thị trường Campuchia.
Hàng hóa sản xuất ra nhằm mục đích tiêu thụ được, nghĩa là được thị trường chấp nhận. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng nhiều, mức doanh thu tiêu thụ càng lớn. Khối lượng tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng hàng hóa sản xuất ra mà còn phụ thuộc vào công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa như: việc ký kết hợp đồng bán hàng với các đại lý, với khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc vận chuyển hàng hóa… Những doanh nghiệp thực hiện tốt các khâu tiêu thụ trên sẽ có được thị trường tiêu thụ rộng lớn và theo đó doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng lên. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, hiện nay mạng lưới tiêu thụ của nhà máy xi măng An Giang rộng khắp khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và hiện nay xuất khẩu sang Campuchia, đặc biệt là bán cho các công trình xây dựng trong tỉnh An Giang. Một vài công trình xây dựng tiêu biểu sử dụng xi măng do nhà máy sản xuất như: Công trình Chung cư Nguyễn Du, Lăng tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bảo tàng tỉnh An Giang.
Phương thức kinh doanh chủ yếu của nhà máy xi măng An Giang là bán xi măng cho các đại lý và các cửa hàng, bên cạnh đó nhà máy cũng áp dụng phương thứ bán lẻ đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Chủ yếu sản phẩm bán cho đại lý theo hình thức bán gối đầu theo từng hơp đồng cụ thể đã được ký kết trước. Thời gian thu hồi tiền bán hàng là từ 10 đến 15 ngày sau khi xuất giao hàng. Phương thức thanh toán là thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.
Nhà máy tổ chức phân công theo dõi tình hình nợ chặt chẽ nhằm hạn chế trường hợp bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.