Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, nguy cơ của nhà máy

Một phần của tài liệu áp dụng các hình thức thanh toán và bảo mật trong TMDT.doc (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

3.6. Tình hình hoạt động của nhà máy trong những năm qua (2003-2005)

3.6.2. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, nguy cơ của nhà máy

Trong hoạt động hiện tại nhà máy xi măng An Giang gặp phải những vấn đề sau:

Thuận lợi

- Công nghệ sản xuất tiên tiến, công suất lớn, có khả năng đáp ứng thị trường tiêu thụ lớn.

- Có nhiều uy tín trong lĩnh vực kinh doanh.

- Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nhà máy luôn thực hiện mục tiêu kế hoạch hàng năm với những chính sách như: khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu theo sản lượng,

Bi ểu đ ồ doanh thu t ừ năm 2003- 2005

105.000.000 110.000.000 115.000.000 120.000.000 125.000.000 130.000.000 135.000.000 140.000.000 145.000.000

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm

N g h ìn đ ồ ng Doanh thu

giao hàng thuận lợi, nhanh chóng, đồng thời cho hưởng chính sách như trả chậm, giá cạnh tranh, điều kiện thanh toán ưu đãi…

- Nhà máy luôn quan tâm và có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp để kiểm soát đầu vào của đơn vị mình từ các nước như: nhập khẩu clinker từ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia… nhằm nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình giá biến động tăng giảm, tránh tình trạng bị áp đặt giá, ép giá của nhà cung cấp.

- Nhà máy có khả măng tăng công suất nếu có đơn đặt hàng lớn và liên tục không những trong nước mà còn xuất khẩu.

- Ban Giám đốc điều hành nhà máy có cái nhìn sâu rộng về các lĩnh vực kinh doanh và sẵn sàng áp dụng nếu thấy cần thiết và làm lợi cho nhà máy.

- Nhân viên điều làm việc trong nhà máy có trình độ cao, và thực sự có năng lực trong hoạt động kinh doanh, năng động trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi và cầu tiến, sẵn sàng tiếp thu cái mới.

Khó khăn

- Tiềm năng kinh doanh trên thị trường lớn nhưng công tác tiếp cận và mở rộng thị trường còn chậm.

- Năng lực cạnh tranh cần phải được tăng cường thông qua việc áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới (ISO 9000, giải thưởng chất lượng quốc gia, quản lý tri thức…)

- Công tác tiếp thị đôi lúc chưa được thực hiện khắp khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Tình hình giá nguyên liệu clinker, nhiên liệu tăng giá cao ảnh hưởng rất lớn đến chi phí giá thành và sản xuất kinh doanh của nhà máy.

- Việc nắm bắt các loại xi măng khác trên thị trường để đề ra giá bán và chính sách đôi lúc chưa kịp thời nên hiệu quả kinh doanh có phần ảnh hưởng.

- Chưa có bộ phận nghiên cứu marketing riêng biệt.

- Chưa có sự phối hợp giữa các bộ phận nghiệp với các bộ phận trực tiếp sản xuất. - Nguồn tài chính còn hạn chế.

- Chưa ứng dụng được hình thức kinh doanh mới kết hợp, hơi thụ động trong hoạt động tiếp thị và quảng bá thương hiệu của mình trong nước và trên thế giới.

Cơ hội

- Chất lượng sản phẩm ổn định (sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN. ISO 9000: 2001).

- Việt Nam với hơn 82 triệu dân, là một quốc gia đang phát triển do đó tiềm năng nhu cầu thị trường là rất lớn.

- Tiến tới cổ phần hóa.

- Gia nhập AFTA và tiến tới gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO.

- Môi trường internet và hình thức kinh doanh kết hợp giữa kinh doanh truyền thống và TMĐT đang mở ra trước mắt. Khả năng tìm kiếm đối tác thông qua mạng là rất lớn và khả năng hoạt động hết công suất để đem lại lợi nhuận cao cho nhà máy và công nhiên viên là rất cao.

Nguy cơ

- Môi trường kinh doanh: gần đây gặp không ít khó khăn như giá nguyên liệu Clinker, giá xăng dầu tăng liên tục.

- Nhiều trạm nghiền, nhà máy xi măng nhỏ xuất hiện nhiều nơi bằng nhiều hình thức: mở văn phòng đại diện, đặt chi nhánh, liên doanh… trong đó đối thủ cạnh tranh tực tiếp là công ty cổ phần SADICO Cần Thơ.

- Sự cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực kinh doanh nhất là về giá với các xi măng địa phương, trung ương và công ty liên doanh.

- Sự nhập cuộc của đối thủ cạnh tranh trên thương trường. - Áp lực trong việc mở rộng hệ thống mạng lưới phân phối.

- Không còn sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước.

- Tuộc hậu và gói gọn trong hình thức kinh doanh truyền thống và bị động trong việc tìm kiếm đối tác, bị đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những vấn đề nan giải mà nhà máy phải đối mặt.

Tóm lại, qua những phân tích toàn cảnh về tình hình hoạt động và tình hình doanh thu qua 3 năm của nhà máy 2003-2005 chúng ta nhận thấy rằng doanh thu của nhà máy có xu hướng ngày càng giảm dần. Trong bối cảnh ngày nay, trong khi các chi phí nguyên liệu đầu vào như clinker, giá xăng dầu, giá điện, các phụ phẩm cần thiết cho việc sản xuất xi măng ngày càng tăng thì doanh thu của nhà máy ngày càng giảm. Nếu cứ theo đà này thì không sớm thì muôn nhà máy cũng dần sẽ lâm vào tình cảnh thu lỗ và gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động của nhà máy. Ngay từ bây giờ Ban Giám đốc nhà mày nên có những chiến lược phát triển dài lâu và cải tiến cách thức làm ăn làm saocho giảm được chi phí đến mức thấp nhất, tìm kiếm đối tác xuất khẩu ra ngoài nước và cố gắng duy trì mạng lưới phân phối trong nước.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH VÀ THANH TOÁN CỦA NHÀ MÁY TRONG NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu áp dụng các hình thức thanh toán và bảo mật trong TMDT.doc (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w