Phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

Một phần của tài liệu Giao trinh Kinh te chinh tri.pdf (Trang 146 - 148)

II- Sở hữu về tư liệu sản xuất vàn ền kinh tế nhiều thành phần trong

2. Phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

thành phần

Trong kinh tế nông thôn có sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế. Để

có nền kinh tế thị trường, với tính cách là công cụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

nông thôn, các thành phần kinh tế phải vận động theo hướng chung: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng trong kinh tế nông thôn; kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư

bản nhà nước v.v. cùng phát triển trở thành nội lực xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Về kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn:

Trong cơ chế cũ, bộ phận kinh tế này hoạt động mang nặng tính bao cấp, kém hiệu quả, không tương xứng với đầu tư của Nhà nước. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, một số doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước đã phát triển khá, dần dần chuyển sang sản xuất và kinh doanh tổng hợp, mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn địa bàn và mọi ngành nghề. Tuy nhiên, nhìn toàn cục vai trò của kinh tế nhà nước ở nông thôn vẫn còn mờ nhạt, tác động chưa mạnh

đối với nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

Trong những năm trước mắt, để kinh tế nhà nước ở nông thôn phát triển có hiệu quả hơn, đảm bảo đủ mạnh để giữ được vai trò chủ đạo cần thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu sau:

+ Đẩy nhanh việc sắp xếp và đổi mới quản lý, tăng cường tính độc lập tự

chủ của các đơn vị kinh tế nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn, giảm dần và

đi đến xoá bỏ bao cấp từ ngân sách đầu tư. Mọi hoạt động kinh tế của các đơn vị

phải theo đúng pháp luật hiện hành.

+ Quan tâm thích đáng lợi ích kinh tế của người lao động trên cơ sở họ được làm chủ thực sự quyền sở hữu, quyền sử dụng tư liệu sản xuất trong phạm vi hợp pháp của mình. Giải quyết tốt quan hệ ruộng đất theo luật định, giao quyền sử dụng ruộng đất cho người lao động và thừa nhận quyền sở hữu các tư

liệu sản xuất khác.

+ Xác định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của người lao động và các doanh nghiệp chủ yếu làm dịch vụ đầu vào, đầu ra giúp cho các hộ gia đình tự

chủ sản xuất kinh doanh. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hộ gia đình trên cơ sở đảm bảo thoả đáng lợi ích kinh tế của mỗi bên, tạo điều kiện cho nhau tồn tại và phát triển.

- Về kinh tế tập thể trong kinh tế nông thôn:

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã là những tổ chức kinh tế hợp tác của những người lao động liên kết tự nguyện góp vốn, góp sức để sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề dịch vụ khác được sự

hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước.

Kinh tế tập thể và phong trào hợp tác hoá ở nước ta phát triển từ những năm 1960 và đã đạt được những thành tựu nhất định; góp phần đáng kể trong sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, các hợp tác xã theo kiểu cũđã bộc lộ một số yếu kém: chưa khuyến khích phát triển sản xuất và khai thác các tiềm năng sẵn có trong nông nghiệp, nông thôn; chưa chuyển mạnh nông nghiệp tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa; chưa đổi mới kịp thời việc tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm... nên nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển còn chậm, không ổn định, hiệu quả thấp.

Hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình cũ không còn thích hợp nữa do đó cần thúc đẩy sự ra đời hợp tác xã kiểu mới, tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ, phát triển từ thấp đến cao với những hình thức tổ chức và phân phối phong phú và đa dạng.

Chuyển sang cơ chế và phương thức hoạt động mới, nhìn chung các hợp tác xã đều đã chuyển thành tổ chức dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình nông dân hoặc tổ

chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Về kinh tế cá thể, tiểu chủ trong kinh tế nông thôn:

Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở nông thôn là kinh tế hộ gia đình không tham gia hợp tác xã mà hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào hoặc chủ yếu dựa vào vốn và sức lao động của bản thân. Thành phần kinh tế này đang đáp ứng những yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng đất đai, vốn và sức lao động cũng như tay nghề trong kinh tế nông thôn. Xu hướng phát triển chung của kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp, nông thôn định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu chuyển lên hợp tác xã kiểu mới với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình cũng như các loại hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia

đình. Đặc biệt khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế

hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, thu hút và hỗ trợ các hộ gia

đình còn khó khăn.

- Về kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước trong kinh tế nông thôn:

Cho đến nay, những hình thức kinh tế này mới chỉ bắt đầu phát triển ở nông thôn. Tuy nhiên, đi đôi với quá trình phát triển kinh tế nông thôn, các hình thức kinh tế này sẽ có khả năng phát triển mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian tới cần khuyến khích và định hướng phát triển các loại hình kinh tế này; tạo điều kiện cho tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư

kinh doanh trong nông nghiệp, nhất là đầu tư vào công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời khuyến khích tư bản tư nhân, các

chủ trang trại, hộ gia đình liên kết với doanh nghiệp nhà nước xây dựng các cơ sở

chế biến, tìm thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa... vì đó là nấc thang tiến bộ

trên con đường phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn và xã hội hóa kinh tế

nông thôn.

Một phần của tài liệu Giao trinh Kinh te chinh tri.pdf (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)