Quan điểm, mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Giao trinh Kinh te chinh tri.pdf (Trang 143 - 146)

II- Sở hữu về tư liệu sản xuất vàn ền kinh tế nhiều thành phần trong

c) Quan điểm, mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế

của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ văn minh và xã hội chủ nghĩa.

b) Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nghiệp, nông thôn

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là một đòi hỏi bức thiết và là nội dung trọng yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Bởi lẽ:

- Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề có vị trí chiến lược và có vai trò, tác dụng to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói riêng.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế có cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ tiên tiến, hiện đại.

- Thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân nước ta

đang còn nhiều mặt yếu kém, khó khăn, gây trở ngại rất lớn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi phải được giải quyết, khắc phục.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn còn là giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn, đặc biệt là vấn đề việc làm, nông nghiệp nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng địa bàn chiến lược an ninh, quốc phòng, khai thác các nguồn lực; thực hiện đô thị hoá nông thôn và tạo điều kiện

để các đô thị phát triển thuận lợi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước.

c) Quan điểm, mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nghiệp, nông thôn

Những quan điểm về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học và công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để

sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

- Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ

bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế

nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

- Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn truyền thống văn hoá và thuần phong mỹ tục.

- Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.

Về mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững; có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

Từ nay đến năm 2010 tập trung mọi nguồn lực để thực hiện một bước cơ

bản mục tiêu tổng quát và lâu dài đó.

Nội dung tổng quát:

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.

+ Thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp.

+ ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.

+ Xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân ở nông thôn.

Những nội dung cụ thể của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định những nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai

đoạn 2006-2010. Đó là:

- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả

kinh tế cao; đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng; quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn định, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững về môi trường. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất chế biến và bảo quản. Phát triển ngành thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện có hiệu quả các chương trình bảo vệ và phát triển rừng.

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Phát triển mạnh công nghệ bảo quản, chế

biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời nâng cao giá trị tăng thêm cho các loại nông, lâm, thuỷ sản, nhất là sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nhất là giống và kỹ thuật sản xuất.

- Tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước và đa dạng hoá các nguồn vốn để

phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn; thúc đẩy cơ giới hoá, hiện đại hoá nông thôn.

- Chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân và lao động ở

nông thôn. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm cả trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tại chỗ và ngoài nông thôn, kể cảở nước ngoài.

- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống ấm no, dân chủ, văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu dân cưđô thị hoá.

Một phần của tài liệu Giao trinh Kinh te chinh tri.pdf (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)