Giá cả thị trường

Một phần của tài liệu Giao trinh Kinh te chinh tri.pdf (Trang 55 - 56)

Cơ sở của giá cả là giá trị, nhưng trên thị trường không phải lúc nào giá cả

cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động, lên xuống xoay quanh giá trị

do nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó, cạnh tranh, cung - cầu và sức mua của

đồng tiền là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp. Trên cơ sởđó, hình thành nên giá cả thị trường. Hay nói cách khác, giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hóa trên thị trường, hoặc là giá cả hàng hóa được thoả thuận giữa người mua và người bán trên thị trường. Đối với người kinh doanh, đó là giá kinh doanh, giá này phải bù đắp được các chi phí và có lãi cần thiết thì họ mới có thể tồn tại và phát triển.

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì giá cả là một công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý, kích thích, điều tiết các hoạt

động kinh tế theo những định hướng, mục tiêu nhất định như nhằm duy trì những cân đối của nền kinh tế, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân...

Nhà nước quản lý giá không phải bằng cách định giá trực tiếp (trừ mặt hàng nhà nước độc quyền), mà quản lý một cách gián tiếp chẳng hạn thông qua các công cụ kinh tế và pháp luật để tác động vào tổng cung và tổng cầu, tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia nhằm bình ổn giá cả thị trường, đổi mới cơ chế dự trữ

lưu thông...

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích điều kiện ra đời, tồn tại, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.

2. Phân tích các thuộc tính của hàng hóa, lượng giá trị của hàng hóa và các yếu tốảnh hưởng tới nó.

3. Nêu nguồn gốc, bản chất của tiền. Phân tích các chức năng của tiền, quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát.

4. Phân tích quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa. 5. Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến giá cả hàng hóa.

6. Phân tích vai trò của cạnh tranh, quan hệ cung - cầu trong nền sản xuất hàng hóa và các chức năng cơ bản của thị trường.

Chương IV

Một phần của tài liệu Giao trinh Kinh te chinh tri.pdf (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)