Sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy các hoạt động của Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam.DOC (Trang 31 - 35)

Nhận thức đúng về vai trò thị trờng chứng khoán trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế nói chung và việc hoàn thiện thị trờng tài chính nói riêng, việc thiết lập và phát triển TTCK đã đợc đặt ra ngay từ đầu thập niên cuối thế kỷ XX.

Sự ra đời của TTCK Việt Nam với việc khai trơng và chính thức hoạt động TTGDCK TPHCM vào ngày 20/7/2000 đã đánh dấu một bớc tiến quan trọng trong lịch sử phát triển thị trờng tài chính Việt Nam, tạo ra một kênh mới thu hút và phân bổ các nguồn vốn trung dài hạn cho công cuộc phát triển kinh tế.

Tham gia trên TTCK Việt Nam có các chủ thể: UBCKNN, Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, các CTCK, các tổ chức phát hành chứng khoán, các nhà đầu t chứng khoán, các tổ chức phụ trợ khác. TTCK mặc dù cha phát triển nh mong muốn, song hơn 3 năm hoạt động đã đạt đợc kết quả tơng đối, bớc đầu tạo điều kiện cho sự phát triển sau này. Cho đến ngày 20/12/2003, TTGDCK đã tổ chức đợc 692 phiên giao dịch chứng khoán liên tục, an toàn với tổng giá trị chứng khoán giao dịch đạt 5189 tỷ đồng.

Qua TTCK, đã huy động đợc một khối lợng vốn cho Nhà nớc thông qua bảo lãnh phát hành, đấu thầu trên 100 loại trái phiếu chính phủ và niêm yết trên TTGDCK với khối lợng trên 11000 tỷ đồng. Đã có 23 công ty cổ phần niêm yết trên TTCK với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là 1120 tỷ đồng; trong đó có 5 công ty phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn với tổng giá trị 155 tỷ đồng. Tổng giá trị chứng khoán niêm yết trên tính theo mệnh giá là 12.397 tỷ đồng.

Đã xây dựng đợc một hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động trên TTCK bao gồm 13 CTCK, 1 công ty quản lý quỹ đầu t chứng khoán với tổng số vốn điều lệ là 573.75 tỷ đồng; các tổ chức lu ký, ngân hàng lu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán đã hình thành. Các trung gian tài chính đã làm tốt vai trò môi giới mua bán chứng khoán trên thị trờng tập trung, tích cực tham gia bảo lãnh phát hành và t vấn cho các công ty trong việc niêm yết và cung cấp thông tin cho nhà đầu t; thực hiện tốt việc thanh toán, bù trừ các giao dịch chứng khoán trên thị trờng.

Công chúng đã dần làm quen với một phơng thức đầu t mới với khoảng trên 20000 tài khoản giao dịch, trong đó có 152 nhà đầu t có tổ chức và 85 nhà đầu t nớc ngoài. Sự tham gia của các nhà đầu t đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của TTCK Việt Nam.

Hoạt động quản lý, vận hành thị trờng của UBCKNN và TTGDCK đã có nhiều cải tiến và từng bớc hoàn thiện trên cơ sở rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn. Trong năm 2003, UBCKNN đã kết hợp với Bộ Tài chính để ban hành các quy định mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm tác động vào thị trờng nh tăng số lần khớp lệnh, giảm lô giao dịch, bổ sung thêm lệnh ATO giao dịch tại mức giá khớp lệnh, hạ tỷ lệ ký quỹ giao dịch, cho phép sửa lệnh, cho phép nhà đầu t nớc ngoài đợc tự do lựa chọn mở tài khoản lu ký chứng khoán. Bên cạnh đó, UBCKNN cũng đã tăng cờng thực hiện việc kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm về công bố thông tin của các tổ chức niêm yết nhằm ổn định hoạt động của TTCK.

Mặc dù đạt đợc một số kết quả nh trên TTCK Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế:

Quy mô thị trờng còn nhỏ bé, tổng giá trị chứng khoán niêm yết mới chỉ chiếm 1.9% GDP, cha đáp ứng nhu cầu huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, cha tổ chức đợc thị trờng thứ cấp hiệu quả đối với trái phiếu, đặc biệt là Trái phiếu Chính phủ.

Hàng hóa trên TTCK tuy đã tăng về số lợng nhng cha nhiều, cha đa dạng về chủng loại và chất lợng cha cao. Các doanh nghiệp Việt Nam cha thực sự chủ động huy động vốn qua TTCK, mà trông chờ và ỷ lại vào nguồn vốn vay u đãi của nhà nớc và vẫn chủ yếu tìm kiếm qua vay ngân hàng. Một số công ty niêm yết tỷ lệ vốn thuộc sở hữu Nhà nớc còn khá cao do vậy khối lợng cổ phiếu thực sự đa vào giao dịch rất thấp. Các công ty niêm yết cổ phiếu có quy mô không lớn và cha phải là những doanh nghiệp hấp dẫn đối với nhà đầu t. Một số công ty sau khi niêm yết đã bộc lộ những yếu kém trong quản trị kinh doanh, đầu t không có hiệu quả ảnh hởng lòng tin của giới đầu t. Thêm vào đó, tiến trình cổ phần hóa DNNN cha gắn liền với với phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết trên TTCK.

Về phía các nhà đầu t, kiến thức và sự hiểu biết về hoạt động đầu t còn hạn chế, họ cha thấy đợc lợi ích của việc tham gia thị trờng. Số lợng các nhà đầu t có tổ chức và nhà đầu t nớc ngoài với lợng vốn lớn và dài hạn góp phần tăng tính ổn định, chuyên nghiệp cho thị trờng cha nhiều. Các nhà đầu t trên thị trờng hiện nay đến 99% là các nhà đầu t cá nhân. Một bộ phận các nhà đầu t đã suy giảm lòng tin và thoái lui do công tác công khai hóa thông tin thị trờng nói chung và công ty niêm yết nói riêng còn cha đáp ứng đợc mong đợi của họ.

Hoạt động của các tổ chức trung gian và hỗ trợ thị trờng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là sự tham gia của các NHTM trên TTCK còn hạn hẹp về quy mô, phạm vi và cha đạt đợc hiệu quả cao mặc dù đây là những tổ chức có tiềm lực tài chính khá mạnh. Các NHTM cha tham gia niêm yết chứng khoán nhằm tăng số lợng và chất lợng hàng hóa cho thị trờng. Các NHTM cũng cha đóng vai trò tích cực là các nhà đầu t chuyên nghiệp và tạo lập thị trờng. Các dịch vụ chứng khoán đợc ngân hàng thực hiện thông qua các CTCK nhằm định hớng và ổn định thị trờng. Các CTCK cha triển khai đầy đủ các nghiệp vụ luật cho phép, phần lớn chỉ tập trung chủ yếu tại 2 địa bàn Hà Nội và TPHCM. Nghiệp vụ thực hiện chủ yếu là môi giới, các nghiệp vụ khác nh bảo lãnh phát hành, t vấn đầu t còn hạn chế. Hơn thế nữa, do quy mô nhỏ nên các công ty cha thể sử dụng nghiệp vụ nh một công cụ tăng tính thanh khoản cho giao dịch cổ phiếu niêm yết.

Việc quản lý và giám sát thị trờng còn nhiều bất cập do sự thiếu chủ động và kinh nghiệm. Đặc biệt là hệ thống pháp lý về TTCK còn thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý cha cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy các hoạt động của Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam.DOC (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w