8. Trồng hoa ma
5.5. Nhữn tồn tạikhi ây dựn NTM vàtổ chức sản uất n n n hiệp vùn Đ n Nam Bộ
Đ n Nam Bộ
Tỉnh Đồng Nai cho rằng, sản xuất nông nghiệp phát triển chưa thật bền vững; cơ cấu kinh tế nông thôn các xã vùng sâu, vùng xa chuyển dịch chậm, công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp; chuỗi liên kết sản xuất với tiêu thụ, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch phát triển chưa mạnh, thị trường tiêu thụ, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa thật sự ổn định; việc xây dựng và phát triển thương hiệu, giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa có thế mạnh của tỉnh còn hạn chế. Cảnh quan môi trường một số nơi chưa thật sự sáng – xanh – sạch – đẹp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn chưa mang tính hiện đại; nhà văn hóa ấp hiệu quả nhìn chung còn thấp. Công tác duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư còn chưa được thường xuyên, kịp thời.Một số địa phương có tiêu chí chất lượng chưa cao, thiếu tính bền vững, tiêu chí đạt được mới xấp xỉ ở mức quy định; an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực nông thôn còn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp, nhất là các vùng khu công nghiệp tập trung, các khu vực dịch vụ phát triển. thực hiện nông thôn mới nâng cao chưa được tích cực.Đời sống của người nông dân còn thấp so với tiềm năng, nhất là đối với những hộ thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thuần túy.Ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi vẫn còn, xử lý rác sinh hoạt trong khu dân cư còn nhiều khó khăn, cấp nước sạch sinh hoạt tập trung còn thấp. Vai trò chủ thể của người dân ở một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới nên việc tham gia vẫn còn hạn chế, chưa huy động hợp lý các nguồn lực ở cộng đồng dân cư.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận thấy, sản xuất ở nông thôn phát triển chưa bền vững, chưa có mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao phù hợp với yêu cầu phát triển của nông nghiệp đô thị, quá trình sản xuất nông nghiệp phát sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự còn phức tạp, công tác quản lý đất đai còn nhiều sai phạm, còn một bộ phận người dân trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, việc phát triển các HTX chưa đạt yêu cầu, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn hạn chế, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao còn chưa thực hiện rộng rãi, sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa. Còn tỉnh Bình Dương thì cho rằng, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy hết nội lực địa phương về việc tạo nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, chưa thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một số xã chưa phát huy hết vai trò của cộng đồng dân cư. Các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên mới được chia tách nên việc thực hiện mục tiêu huyện nông thôn mới gặp nhiều khó khăn.
Tỉnh Bình Phước có các xã có địa bàn rộng, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào thiểu số còn gặp khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chất lượng nông sản chưa cao, mặt bằng tiêu chí của các xã về đích thấp, diện tích rộng, phân bố dân cư không tập trung, bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và giá cả nông sản, tiêu chí cơ sở hạ tầng còn cần nguồn lực rất lớn để thực hiện. Việc vận động đóng góp của nhân dân còn hạn chế do giá mũ cao su giảm, tiến độ hoàn thành các tiêu chí còn chậm và chưa bền vững, đa số các doanh nghiệp tập trung khai thác sản phẩm mà có rất ít các hoạt động hỗ trợ nông dân xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu. Hạ tầng xử lý ô nhiễm môi trường do chất thải công
218
nghiệp, chất thải đô thị và sinh hoạt của con người chưa đáp ứng được yêu cầu, còn thiếu đồng bộ và chưa đầu tư đúng mức.
Tỉnh Tây Ninh nhận ra những tồn tại trong việc kiện toàn bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo các cấp còn chậm. Nhiều chính sách ban hành nhưng có một số chưa phát huy tác dụng cho phát triển sản xuất. Quy hoạch ở xã nông thôn mới đã có nhưng chưa tạo sự đột phá mạnh mẽ.Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn huy động từ doanh nghiệp và nhân dân còn thấp. Sản xuất nông nghiệp còn khó khăn do biến động giá cả thị trường, liên kết chuỗi sản xuất gắn tiêu thụ và thị trường còn chậm. Phát triển nông thôn gắn với đô thị hóa chưa tạo được sự bức phá. Hạ tầng giao thông nông thôn thực hiện theo chuẩn nông thôn mới của xã, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị. Xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp là nhiệm vụ quan trọng nhưng hầu hết các xã chỉ quan tâm đến thu gom rác thải, chưa đầu tư cải tạo môi trường nông thôn. Trình độ của các cán bộ không đồng đều nên việc tiếp thu nội dung bài giảng, tập huấn còn hạn chế.
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thì nhận thấy các hình thức tổ chức nông nghiệp còn chậm đổi mới, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn chỉ mới đạt được một số kết quả nhất định, hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp chưa cao, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành nhiều chuỗi giá trị sản xuất bền vững.