Bài học khi ây dựn NTM và tổ chức sản uất tron n n n hiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức sản xuất và thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới ở vùng Đông Nam Bộ (Trang 30 - 31)

8. Trồng hoa ma

5.6.Bài học khi ây dựn NTM và tổ chức sản uất tron n n n hiệp

Đầu tiên là tỉnh Đồng Nai, bài học kinh nghiệm thứ nhất đó là phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, để nhân dân thấy rõ vai trò chủ thể, trách nhiệm của mình cùng Nhà nước chung tay thực hiện. Nội dung tuyên truyền phải thường xuyên đổi mới, sát thực tiễn và triển khai với nhiều hình thức khác nhau. Thứ hai là, tập trung chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; gắn với phát triển công nghiệp và ngành nghề nông thôn để nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nông thôn, coi đây là cái gốc để xây dựng nông thôn mới. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp; tập trung làm nông nghiệp sạch và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật theo định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển, mở rộng các mô hình liên kết gắn chặt giữa sản xuất với tiêu thụ để phát triển sản xuất bền vững. Song song phát triển nông nghiệp, chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề nông thôn; để công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ trở lại phục vụ nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, giảm thấp nhất khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Thứ ba là sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị; trong đó cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị phải có tinh thần vì dân, hành động vì dân. Đặc biệt là phát huy vai trò chủ thể của người dân và vai trò của Ban phát triển ấp trong lãnh đạo cộng đồng, khơi dậy, phát huy tiềm năng, sức mạnh cộng đồng, thay đổi tư duy, nhận thức của người dân, dẫn dắt cộng đồng vượt qua những khó khăn, thử thách. Có vậy Chương trình mới đảm bảo duy trì sự ổn định, tăng cường sự phát triển bền vững. Thứ tư là phải chọn bước đi, giải pháp phù hợp: xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm mang tính đột phá và đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp thực tế của từng địa phương để tập trung thực hiện. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Cuối cùng, thứ năm là, trong thực hiện phải với tinh thần chủ động sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt. Việc huy động sức dân phải có phương án cụ thể, được bàn bạc,

219

công khai tạo sự đồng thuận cao trong dân. Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch.Thực hiện tốt công tác cán bộ, đánh giá và khích lệ đúng mức đối với cán bộ làm tốt, cũng như thay thế kịp thời đối với những cán bộ không đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ.

Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy, nơi nào có cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì sẽ tạo sự chuyển biến rõ nét. VD: xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh) còn nhiều hộ nghèo, đời sống khó khăn nhưng với sự quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền đã đẩy mạnh các mô hình phát triển sản xuất, đảm bảo môi trường, an ninh trật tự,...nên có khả năng về đích trong năm 2019; các xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), xã Long Hòa (huyện Cần Giờ), xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè), xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn)…đã phát huy được nguồn lực nhân dân. Xây dựng nông thôn mới phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, phải tổ chức cho người dân bàn bạc, đóng góp ý kiến, đóng góp công lao động và của cải, thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bàn bạc dân chủ nhằm tham gia chương trình. Xây dựng nông thôn mới phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua việc lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo các cơ chế chính sách

Tỉnh Bình Dương có cách nhìn khác hơn, xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không vội vàng huy động cùng một lúc tối đa mọi nguồn lực. Vì vậy, cần có sự bàn bạc thống nhất giữa nhà nước và nhân dân để thực hiện các công trình hoặc dự án ưu tiên hoàn thành trước. Ngoài ra, phải coi trọng công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng để vận động nhân dân. Các cấp ủy, chính quyền địa phương cần thường xuyên theo dõi, gương mẫu đi đầu trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, ghi nhận và khen thưởng cho các cá nhânvà tổ chức có những đóng góp tích cực trong xây dựng nông thôn mới. Luôn lấy nông dân làm trọng tâm, công khai dân chủ, tạo sự đoàn kết để cùng nhau chung sức xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh Bình Phước đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành trong xây dựng nông thôn mới, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm khắc nếu không thực hiện đúng Nghị quyết của tỉnh ủy, Quyết định của UBND đề ra. Lấy kết quả đạt được trong nông thôn mới làm một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cán bộ cuối năm. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở các bên liên quan thực hiện xây dựng nông thôn mới. Huy động các nguồn vốn để xây dựng NTM, chọn địa phương nào có điều kiện thuận lợi để cho về đích trước, xác định rõ mục tiêu, lộ trình phấn đấu, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không thực hiện dàn trãi. Ưu tiên nguồn lực cho các xã được phê duyệt danh sách về đích. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung công tác quy hoạch cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương, những hạng mục cần làm thì phải làm để đảm bảo hoàn thành công việc, tránh dàn trải, gây lãng phí tốn kém.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức sản xuất và thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới ở vùng Đông Nam Bộ (Trang 30 - 31)