Khuyến n hị

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức sản xuất và thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới ở vùng Đông Nam Bộ (Trang 35 - 38)

6. Kết luận và khuyến nghị

6.2Khuyến n hị

Tỉnh Đồng Nai đề nghị Quốc hộisớm ban hành Luật chăn nuôi để có các giải pháp đồng bộ thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, góp phần

224

bảo vệ môi trường chung; Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có cơ chế đặc thù, đối với các huyện thực hiện thí điểm huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo Công văn số 521/VPCP-NN ngày 15/01/2018 của Văn phòng Chính phủ, để các huyện có nguồn lực thực hiện, nhất là vốn đầu tư. Ngoài ra, tỉnh còn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện cho địa phương kêu gọi thu hút đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các dự án nông nghiệp công nghệ cao.Kiến nghị bỏ hoặc tăng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng giai đoạn. Nhà nước nên ban hành đồng bộ chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, bỏ qui định giới hạn việc chỉ được phép chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn; xây dựng cơ chế tính giá trị của các thửa đất tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đổi đất với nhau. Kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư tham mưu Chính Phủ ban hành nghị định về thực hiện một số điều của Luật qui hoạch 21/2017/QH14 của Quốc hội để địa phương có cơ sở triển khai xây dựng, điều chỉnh qui hoạch phù hợp thực tế. Ngoài ra, TW cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 57/2018/NĐCP về cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Thành phố Hồ Chí Minh có kiến nghị việc nghiên cứu và triển khai bảo hiểm nông nghiệp để giảm rủi ro cho nông dân.Trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, thành phố có kiến nghị, bổ sung thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP cho doanh nghiệp thành phố xây dựng nhà máy phân vi sinh hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn chất thải chăn nuôi, lò mổ, thức ăn thừa các nhà hàng trong khu vực nội thành thành phố và các chợ nông sản đầu mối, giúp giảm ô nhiễm môi trường và giảm bồi lắng kênh rạch. Ngoài ra, nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao là rất lớn nhưng luật đất đai năm 2013 và luật xây dựng năm 2014 và các nghị định, thông tư hướng dẫn về đất đai, xây dựng, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ được phép xây dựng trên đất nông nghiệp khác. Thành phố HCM kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi Luật xây dựng để cho phép tổ chức, cá nhân được đầu tư xây dựng tạm công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đồng thời góp phần sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất.

Tỉnh Bình Dương kiến nghị các Bộ, Ngành TW nên cập nhật các diễn biến liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu, dự báo những ảnh hưởng của nó và hỗ trợ các địa phương xây dựng tốt các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu. Thường xuyên cập nhật và công bố các thông tin về tình hình thực hiện các hiệp định hợp tác quốc tế và lộ trình tham gia của Việt Nam; cung cấp các thông tin về thị trường tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa, trong đó có các loại nông sản chủ lực của tỉnh Bình Dương. Kiến nghị các Bộ ngành TW đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn trên địa bàn tỉnh để phục vụ sản xuất nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu (Báo cáo số 292/BC- UBND, ngày 04/12/2018 của UBND tỉnh Bình Dương, cụ thể như dự án sửa chữa, nâng cấp đê bao An Tây - Phú An và Tân An - Chánh Mỹ, thị xã Bến Cát và TP. Thủ Dầu Một; Dự án đầu tư 5 cống kiểm soát triều tại cửa các rạch lớn (Bà Lụa, Vàm Búng, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Bình) ra sông Sài Gòn, thị xã Thuận An; Dự án sửa chữa, nâng cấp Hệ thống kênh thoát nước Khu công nghiệp Bình Hòa. Ngoài ra, các Bộ ngành TW cần nghiên cứu kỹ hơn về chương trình OCOP.Tỉnh Bình Dương đa phần là sản phẩm có thương hiệu cấp tỉnh và cấp quốc gia. Do đó, việc triển khai

225

chương trình OCOP có cần thiết hay không, hay sẽ lãng phí tiền của và công sức thực hiện “mỗi xã một sản phẩm”. Và nếu có lập luận cho chương trình OCOP thì TW cần thiết có thông tin phản hồi hoặc tài liệu tư vấn cho vấn đề này cho cán bộ chuyên trách ở các địa phương hiểu rõ nội hàm chương trình OCOP hơn.

Tỉnh Bình Phước cho rằng, hệ thống văn bản cần có sự ổn định trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, việc thay đổi liên tục (hầu hết các văn bản ở giai đoạn 1 được thay thế ở giai đoạn 2)và có khối lượnglớn như chương trình nông thôn mới sẽ gây khó khăn cho cán bộ, nhất là cán bộ kiêm nhiệm ở cấp huyện, cấp xãvà người dân. Tỉnh Bình Phước kiến nghị cơ quan TW nên có định hướng dài hơn, xây dựng văn bản đồng bộ, thống nhất và ít thay đổi trong giai đoạn 2021-2030.Đề nghị TW giao cho các địa phương tiếp tục tự quy định một số tiêu chí như tiêu chí 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm, tiêu chí 19 về Quốc phòng và An ninh.Ngoài ra, tỉnh Bình Phước có kiến nghị tăng mức hỗ trợ giai đoạn và hằng năm cho địa phương.Tỉnh Tây Ninh đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 161/2016/NĐ-CP về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020.Rà soát, điều chỉnh và có thời gian, lộ trình thực hiện phù hợp đối với một số tiêu chí, chỉ tiêu, nội dung hướng dẫn chưa phù hợp theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg như tiêu chí 11 - Hộ nghèo; chỉ tiêu 14.3 về tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo; chỉ tiêu 15.1 về tỷ lệ người dân tham gia BHYT; chỉ tiêu 15.3 và chỉ tiêu 19.2.TW cần hướng dẫn nội dung thống kê, tổng hợp nguồn vốn huy động ngoài ngân sách trong xây dựng nông thôn mới cho thống nhất trong toàn quốc hoặc có văn bản giao cho địa phương chủ động quy định (ví dụ như: xác định nội dung vay để tổng hợp nguồn vốn tín dụng; quy đổi đất, hoa màu, ngày công của nhân dân thành tiên; nội dung đầu tư của ngành điện; các hoạt động an sinh xã hội ở nông thôn...). Ngoài ra, để phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết tốt vấn đề nông dân, kiến nghị Đảng, Nhà nước cần sớm ban hành các chính sách và có cơ chế đặc thù cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành các Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân như: chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế hộ trong nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020; chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng phát triển sản xuất tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020. Ngoài ra, tỉnh có kiến nghị Bộ NN&PTNT thực hiện rà soát, điều chỉnh các đề án cơ cấu lại các tiểu ngành, lĩnh vực nông nghiệp; Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc Hội sửa đổi Luật đất đai theo hướng tạo thuận lợi cho tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp; Kiến nghị các Bộ ngành khác có liên quan, sớm báo cáo, trình chính phủ, thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách xây dựng, đổi mới phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020.

Nhìn chung, các kiến nghị của vùng Đông Nam Bộ tập trung về việc rà soát, bổ sung và sửa đổi hệ thống văn bản, cơ chế chính sách, luật đất đai, các hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân và nông dân nhằm đổi mới tổ chức sản xuất, thúc đẩy và khuyến khích đầu tư pháttriển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

226

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức sản xuất và thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới ở vùng Đông Nam Bộ (Trang 35 - 38)