Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 53 - 57)

- về phưomg án thứ hai Tại Điều 3 của UCP 500 quy định: về bản chất

2.3.2. Một số kiến nghị

Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C luôn là phương thức quan trọng nhất giữa những doanh nghiệp. Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhưng những rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo phương thức này. Từ một số thực trạng điển hình và những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong tín dụng chứng từ, người viết xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần làm cho phương thức tín dụng chứng từ sẽ được thực hiện an toàn, hiệu quả hơn.

Không ít các doanh nghiệp nhập khẩu đã phải “dở khóc, dở cười” khi rơi vào trường họp nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù họp với L/C, nhưng khi đến nhận hàng thì mới vỡ lẽ ra là hàng không đúng phẩm chất, số lượng, hoặc thậm chí là không có hàng để nhận. Trên thực tế nếu đối tác không tin cậy, hay đối tác có ý lừa đảo thì doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả mạo. Vì vậy nhà nhập khẩu nên yêu cầu nội dung và hình thức chứng từ phải chặt chẽ không yêu cầu chung chung; quy định vận đơn phải do hãng tàu đích danh lập; khi xếp hàng hóa phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu lịch trình của vận đơn và lịch trình tàu; ngoài ra các loại chứng từ như giấy chứng nhận chất lượng, số lượng phải do các cơ quan có uy tín cấp ở nước xuất cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận của đại diện phía nhả nhập khẩu; việc lựa chọn hãng tàu đáng tin cậy cũng rất quan trọng để

Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt là những hãng tàu có văn phòng giao dịch tại nước người nhập khẩu.

Còn đối với nhà xuất khẩu. Đe tránh tình trạng lập bộ chứng từ mà có những điều kiện và điều khoản khôn phù họp với L/C, nhả xuất khẩu phải kiểm tra thật kỹ nội dung bộ chứng từ, khi lập bộ chứng từ nên ghi đúng nguyên văn của chứng từ với nội dung mà L/C yêu cầu để không bị ngân hàng hay nhà nhập khẩu bắt lỗi. Ngoài ra các doanh nghiệp nên trang bị đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững chắc, đặc biệt là có vốn Anh văn thật giỏi đế đế khi thực hiện ký kết họp đồng sẽ không mắc những sai sót không đáng có. Hay không nên chấp nhận một số chứng từ hoặc giấy tờ phụ mà bên nhập khẩu yêu càu, ví dụ như một loại giấy do bên nhập khẩu cung cấp chẳng hạn, vì nếu lảm như thế bên xuất khẩu vô tình đẩy mình vào thế rủi ro, nếu như bên nhập khẩu cố tình không cung cấp loại giấy tờ đó, và bên xuất khẩu sẽ không xuất trình được bộ chứng từ họp lệ.

Còn về phía các ngân hàng thì việc trao dồi tiếng Anh cho các nhân viên sẽ giúp ít cho việc hạn chế những sai sót khi thông báo thư tín dụng, và điều quan trọng là sẽ giúp cho các ngân hàng tránh được những sai lầm kỹ thuật khi kiểm tra chứng từ.

Đối việc xây dựng văn bản pháp luật về phưomg thức tín dụng chứng từ, người viết có các đề xuất sau:

Mặc dù UCP là bản quy tắc quy định về cách thực hành chứng từ, nhưng đây là bản quy tắc mang tính quốc tế, được áp dụng cho nhiều quốc gia, sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình áp dụng giữa các bên liên quan trong phương thức thanh toán này. Vì vậy mà trong bản UCP hoặc là trong Tín dụng thư nên quy định điều khoản để các bên thỏa thuận về luật, nơi giải quyết khi có tranh chấp phát sinh trong phạm vi thanh toán tín dụng chứng từ.

Các nhà làm luật Việt Nam nên ban hành những văn bản cụ thể quy định các chế tài liên quan đến tín dụng chứng từ nhất là trong trường họp có gian lận, lừa đảo trong thanh toán. Bởi vi, đặc trưng của thanh toán toán bằng Thư tín dụng là người hưởng lợi sẽ được thanh toán khi xuất trình chứng từ họp lệ mà ngân hàng không cần biết rằng người hưởng lợi có thực hiện đúng nghĩa vụ

Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

Thứ ba, song song với việc xây dựng văn bản pháp luật này thì Việt Nam nên tăng cường mở rộng quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt tích cực tham gia vào các điều ước quốc tế để các phán quyết của pháp luật Việt Nam có hiệu lực trên lãnh thổ các quốc gia khác. Bởi văn bản pháp luật này chỉ phát huy khả năng hạn chế tranh chấp một khi các doanh nghiệp nước ngoài cũng phải chịu sự ảnh hưởng của nó.

25 Bà Bùi Tương Minh Anh, Giám đốc thanh toán quốc tế của HSBC:

http://www.vietnamnet.com. [cập nhật Đề tài: Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụngngày 01-8-2008]

KẾT LUẬN

Nhìn chung, bên cạnh những ưu điểm mà phưomg thức tín dụng chứng từ đã mang lại cho các bên khi thỏa thuận điều kiện thanh toán, thì khi tham gia phưomg thức này các bên liên quan cũng gặp không ít lủi ro phát sinh và có thế dẫn đến tranh chấp xảy ra. Vì thế việc làm sao để hạn chế thấp nhất các tranh chấp sẽ là một việc làm tất yếu. Hoạt động thương mại đang diễn ra sôi động và luôn thay đổi từng giờ, việc trao đổi mua bán giữa các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau ngày càng phát triển mạnh thì việc áp dụng phương thức tín dụng chứng sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Vì thế đòi hỏi phải có những quy định rõ ràng, chặt chẽ làm bàn đạp chung để điều chỉnh mối quan hệ này. Các bản quy tắc, thông lệ quốc tế (UCP, ISBP...) cứ sau một thời gian lại thay đổi một lần để cho phù hcrp với xu thế hiện tại, vì thế đòi hỏi các quốc gia chấp nhận áp dụng UCP cho phương thức tín dụng chứng từ cũng phải ban hành những điều luật liên quan đến tín dụng chứng từ, đặc biệt là các văn bản đó không nên trái với các quy tắc, thông lệ quốc tế để tạo sự nhất quán, đồng bộ khi các bên tham gia vào phương thức này.

“Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ, L/C, không hiểu biết các họp đồng và điều khoản đi kèm, không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cung như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ...”25. Từ đó cho thấy điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam còn là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kĩ hoặc không hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong họp đồng xuất nhập khẩu. Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải trao dồi hơn nữa trình độ nghiệp vụ, hiểu và áp dụng một cách chính xác các tập quán, thông lệ quốc tế để có thể tự tin bước trên con đường có thể nói là đầy cạm bẫy trong lĩnh vực thương mại như hiện nay. Mặt khác phải nắm bắt được thị trường, đặc biệt là thông tin về đối tác của mình để lựa chọn các đối tác đáng tin cậy làm ăn.

Hy vọng rằng trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng sẽ khắc phục được những điểm yếu của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt việc trao dồi tốt kiến thức pháp luật về phương thức tín dụng chứng từ tạo ra một khuông mặt mới cho các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 53 - 57)