a) Thành phố Hạ Long
* Khí hậu
Hạ Long có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển miền bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô.
Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nắng nóng nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 trung bình 28 - 290C, cao nhất có thể lên đến 380C, gió Nam và Đông Nam thổi mạnh, tốc độ trung bình 2 - 4 m/s gây mưa nhiều, độ ẩm lớn.
Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Bắc thổi nhiều đợt và mạnh, mỗi đợt 4-6 ngày, tốc độ gió lên đến cấp (5-6)m/s, ngoài khơi có thể lên đến cấp 7-8 thời tiết lạnh. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 12 có thể xuống tới 50C. Tháng 4 và tháng 10 là thời kỳ chuyển tiếp với khí hậu ôn hòa.
HV: Nguyễn Xuân Khánh 39
Nhìn chung chế độ khí hậu và thời tiết ở Hạ Long có đặc điểm chung với khí hậu miền Bắc Việt Nam nhưng do nằm ven biển nên ôn hòa hơn, thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phát triển năng lượng gió. Thời tiết mùa đông lạnh gây ảnh hưởng phần nào đến sản xuất nhưng cũng tạo điều kiện cho sản xuất vụ Đông, đa dạng hóa sản phẩm.
* Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình hàng năm 23-24oC Nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,3oC Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,5oC Biên độ nhiệt theo mùa trung bình 6-7oC
Biên độ nhiệt ngày đêm khá lớn, trung bình 9-11oC * Mưa
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 88% tổng lượng mưa cả năm, tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 chiếm 56,81 tổng lượng mưa cả năm.
Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 trung bình 458,3mm, chiếm 22,73%
Lượng mưa trung bình hàng năm gần 2000mm, cao nhất có thể lên đến 2600mm Số ngày mưa trung bình hàng năm 160-170 ngày
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 980,2mm, tháng có lượng bốc hơi cao nhất là tháng 10, thấp nhất là tháng 3 với 48,3mm, về mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn. * Độ ẩm: Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung bình 81%, cao nhất vào tháng 3,4 lên tới 86% và thấp nhất 70% vào tháng 10 và tháng 11.
* Nắng: Số giờ nắng khá dồi dào, trung bình 1700 -1800 h/năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2 và tháng 3.
* Gió: Mùa hè hướng gió chính là Nam hoặc Tây Nam, mùa Đông hướng gió chính là Bắc và Đông Bắc.Gió trong vùng không lớn, trung bình chỉ 2,8m/s-4,9 m/s; Gió mạnh vào các tháng 7,8,9,10, đồng thời xuất hiện giông bão và mưa lớn.
HV: Nguyễn Xuân Khánh 40
Bảng 7: Trạm khí tượng và các số liệu thành phố Hạ Long (Độ cao 10m và trên 65m trên mặt đất)
(Nguồn số liệu gió: Viện khí tượng thủy văn)
* Sương mù
Hầu như ngày xuất hiện sương mù không cao khoảng 2,7 - 8,3 ngày sương mù mỗi năm, chủ yếu vào các tháng 1 - 3.
* Bão
Hạn chế lớn nhất về điều kiện thời tiết ở Hạ Long là chịu ảnh hưởng mạnh của bão lốc. Hàng năm trung bình có khoảng 5 -7 cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, ảnh hửơng trực tiếp đến Hạ Long. Có năm bão mạnh cấp 10 - 12. Bão thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 12, tập trung vào tháng 7,8 có tốc độ gió 20 - 40 m/s và thường kèm theo mưa lớn gây nhiều tác hại đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhất là đối với ngư dân. Đặc biệt, nếu mưa bão lớn trùng với thời gian triều cường thì tình hình càng trở lên nguy hiểm, có thể gây ngập úng và phá hủy hệ thống đê biển và các công trình thủy lợi, công trình dân dụng và các công trình khác. Tình hình bão diễn biến ngày cành phức tạp và cường độ tương đối lớn và khó lường. Tỉnh thành phố Vị Trí trạm Hòn Gai Tọa độ vị trí Vĩ độ 21o00’ Kinh độ 107o1’ Độ cao m 10 65 Tháng 1 m/s 2,8 4,9 2 m/s 2,4 4,2 3 m/s 2,1 3,7 4 m/s 2,3 4 5 m/s 2,9 5,1 6 m/s 2,9 5,1 7 m/s 3,1 5,4 8 m/s 2,8 5,9 9 m/s 3,1 5,4 10 m/s 3,5 6,1 11 m/s 3,2 5,6 12 m/s 3,1 5,4 Cả năm m/s 2,8 4,9
HV: Nguyễn Xuân Khánh 41
* Hải văn: Hải văn Hạ Long chịu ảnh hưởng của chế độ nhật chiều đều, hầu hết số ngày trong tháng 23 - 25 ngày, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, mỗi tháng có một lần triều cường và có một lần triều kém.
b) Đảo Cô Tô - huyện Vân Đồn - tỉnhQuảng Ninh
* Khí hậu: chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đới gió mùa cận Chí tuyến Bắc có mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và mùa hè nắng nóng từ tháng 5 tới tháng 9. Tháng 4 và tháng 10 là thời kỳ chuyển tiếp với khí hậu ôn hòa.
* Không khí: Số liệu quan trắc của 2 trạm khí tượng thủy văn (Cô Tô, Cửa Ông) trong thời gian 2007 đến 2010 cho thấy nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,8- 23,2oC, trong khoảng thời gian nóng nhất vào các tháng 5 đến 7 và đặc biệt vào tháng 6.
* Mưa: Lượng mưa trung bình năm trong khoảng 1.693,8-2.697,6mm.
* Độ ẩm, bốc hơi: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình trong khoảng 83 - 85%. Hầu hết các tháng trong năm có độ ẩm trung bình trên 80%, cao nhất vào các tháng có mưa phùn (tháng 2- tháng 4) và thấp nhất vào các tháng khô hanh (tháng 10- tháng 12). Lượng bốc hơi lớn nhất cũng trùng vào các tháng khô hanh, đặc biệt là tháng 10- tháng 11.
* Nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng trong khu vực trên 1500 giờ/năm, thay đổi trong khoảng 1.504,6- 1.816,4 giờ/năm. Số giờ nắng giảm về phía lục địa nhưng tăng dần về phía Nam. Nắng nhiều trong thời gian các tháng 5-11, nhiều nhất vào các tháng 7 - 9.
Lượng bức xạ thực tế trung bình năm của vùng bờ biển Đông Bắc Việt Nam đạt 106,5 kcal/cm2.
* Gió:Chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, các gió Bắc và Đông Bắc thịnh hành về mùa đông (mùa gió Đông Bắc) và các gió Đông Nam, Nam và Tây Nam thịnh hành về mùa hè (mùa gió Tây Nam). Tốc độ gió trung bình của khu vực thay đổi giữa các trạm quan trắc trong khoảng 4,2- 7,4 m/s.
Hàng năm có tới 20 -25 đợt gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng tới khu vực từ tháng 9 tới tháng 4 năm sau nhưng chủ yếu trong các tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau.
HV: Nguyễn Xuân Khánh 42
Nhiệt độ giảm 4 - 5oC và thậm chí 10oC trong các đợt gió mùa Đông Bắc và kéo dài thường 3 - 4 ngày. Tốc độ gió trung bình4,2-8 m/s, cao nhất tới 15 m/s.
Bảng 8: Vị trí trạm khí tượng và các số liệu đảo Cô Tô (Độ cao 10m và trên 65m trên mặt đất)
(Nguồn số liệu gió: Viện khí tượng thủy văn)
* Dông: Dông xuất hiện trong khu vực tương đối nhiều so với các nơi khác của vùng bờ biển Việt Nam với số ngày dông trong khoảng 65,6 - 94,7 ngày mỗi năm. Thời kỳ nhiều dông vào các tháng 5 - 9, chủ yếu vào các tháng 6 - 8.
* Bão và áp thấp nhiệt đới:
Khu vực nằm trong vùng ảnh hưởng chung của bão và áp thấp nhiệt đới từ Quảng Ninh tới Ninh Bình, kể cả khu vực Đông Hưng của Trung Quốc. Trong thời gian 1942 - 2009, có 509 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xảy tới vùng bờ biển Việt Nam, trong đó vùng bờ biển Quảng Ninh - Ninh Bình chiếm 38%, lớn nhất trong số 5 vùng ảnh hưởng. Tương tự, mật độ bão của vùng bờ biển Quảng Ninh - Ninh Bình cũng lớn nhất, đạt 0,97 trong thời gian 1970 - 2009. Trong khoảng thời gian này,
Tỉnh thành phố Vị Trí trạm Cô Tô Tọa độ vị trí Vĩ độ 20o59’ Kinh độ 107o46’ Độ cao m 10 65 Tháng 1 m/s 4,5 7,9 2 m/s 4,3 7,5 3 m/s 3,8 6,7 4 m/s 3,2 5,6 5 m/s 3,5 6,1 6 m/s 3,5 6,1 7 m/s 4,7 8,2 8 m/s 3,7 6,5 9 m/s 4,3 7,5 10 m/s 4,9 8,6 11 m/s 5 8,8 12 m/s 4,8 8,4 Cả năm m/s 4,2 7,4
HV: Nguyễn Xuân Khánh 43
hàng năm có 7,3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xảy tới vùng bờ biển Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các tháng 8 - 10.
* Mây
Lượng mây trong khu vực tương đối cao và giảm dần về phía Nam. Lượng mây nói chung thường cao vào thời kỳ mưa phùn và ẩm (tháng 1 đến tháng 4).
* Các hiện tượng khác
Kết quả quan trắc của các trạm (Cô Tô và Cửa Ông) trong thời gian 1956 - 2003 cho thấy: hầu như không có mưa đá và sương muối, trong khi mưa phùn có 12,0 - 18,6 ngày/năm chủ yếu vào các tháng 1-4 . Đặc biệt có 10,8 - 32,6 ngày sương mù mỗi năm, chủ yếu vào các tháng 1 - 3. Đây là hiện tượng thời tiết rất đáng chú ý vì sương mù làm giảm tầm nhìn gây khó khăn và nguy hiểm cho việc giao thông trên biển.
* Hải văn , thủy văn
Chế độ thủy triều và mực nước biển khu vực có 2 đặc điểm nổi bật:
- Là khu vực có chế độ thủy triều với đặc trưng mỗi tháng có 2 kỳ nước cường và 2 kỳ nước kém. Mỗi kỳ nước cường từ 11 đến 13 ngày, mức nước cao nhất có thể cao từ 1,6 đến 2,9 m. Mỗi kỳ nước kém từ 3 đến 4 ngày, mức nước cao nhất từ - 1,4 đến -0,9m.
- Mực nước khu vực này có biên độ dao động lớn nhất nước ta. Mực nước lớn nhất có thể đạt tới 2,9m.
Theo kinh nghiệm bản địa, các tháng 5 và 10 có biên độ triều lớn nhất. Khoảng từ tháng 4 tới tháng 8 nước lớn về đêm, cạn vào ban ngày; từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau nước thường lớn vào ban ngày và cạn về đêm. Thời điểm nước lớn và mực nước cao, thấp là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới đặc tính sinh trưởng, phát triển của các loài thuỷ sản, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng rất sâu sắc tới các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, giao thông và dịch vụ du lịch.
Chế độ sóng khác nhau giữa bờ Đông hệ thống đảo chắn ngoài và vùng nước trung tâm. ở vùng biển phía Đông, độ cao sóng tương đối lớn, đạt trung bình 0,82m cả năm và trung bình riêng các tháng chưa tới 1,0m, khoảng 0,75 - 0,95m. Sóng hợp
HV: Nguyễn Xuân Khánh 44
với trường gió theo mùa, có hướng Đông vào thời kỳ chuyển tiếp. Sóng hướng Tây, Tây Nam hay Tây Bắc rất hiếm. Độ cao sóng lớn nhất có thể tới 6m trong bão.
c) Trà Cổ - thành phố Móng Cái- tỉnh Quảng Ninh
* Khí hậu
Nhìn chung, khí hậu của Trà Cổ - Móng Cái tương đối ôn hòa mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình : 22,4oC
Nhiệt độ cưc đại trung bình: 26,0oC (Cự đại tuyệt đối là 36,9oC) Nhiệt độ cực tiểu trung bình: 19,6oC (Cực tiểu tuyệt đối là 1,1oC)
Độ ẩm trung bình : 83% (Cực đại và cực tiểu là 100% và 16%)
*Mưa
Trà Cổ - Móng Cái là vùng có lượng mưa lớn nhất trong toàn tỉnh. Bình quân là 2.788mm, cao nhất là 4.110mm. Mưa tập trung nhất là tháng 7 và tháng 8. Lượng mưa ngày cao nhất là 335mm.
* Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình 850mm. Lượng mưa còn lại sau khi bốc hơi hình thành dòng chảy mặt và ngầm tạo điều kiện tốt để phát triển nông lâm nghiệp và xây các hồ chứa thủy lợi.
* Gió:
Gió thịnh hành theo hai hướng chính: Đông Bắc và Đông Nam (gió Đông Bắc thường ổn định ít thay đổi hơn gió Đông Nam).
Vận tốc gió trung bình theo hướng Đông Bắc là 1,9m/s- 3,7m/s. Vận tốc gió mạnh nhất khi có bão là: 33m/s.
HV: Nguyễn Xuân Khánh 45
Bảng 9: Trạm khí tượng Trà cổ - Móng Cái (Độ cao 10m và trên 65m trên mặt đất)
(Nguồn số liệu gió: Viện khí tượng thủy văn)
* Bão:
Trà Cổ - Móng Cái là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão, đặc biệt là vào tháng 8 hàng năm là tháng có nhiều mưa, tốc độ gió lớn thường gây úng cục bộ.
* Sương muối, sương mù:Thường xuất hiện vào tháng 1 đến tháng 3 * Thủy văn:
Thành phố Móng Cái chịu ảnh hưởng của thủy văn sông KaLong.
Sông KaLong: Bắt nguồn từ Trung Quốc ở độ cao 700m, sông dài 773km và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra Biển Đông. Sông Ka Long có 5 nhánh lớn chảy qua Việt Nam, qua thành phố Móng Cái có 2 nhánh là Ka Long và Bắc Luân.
Diện tích lưu vực sông thuộc địa bàn thành phố Móng Cái 99km2 (Tổng lưu vực sông:76km. Lưu lượng mùa lũ (Tháng 6, 7): 7000m3/s.
Lưu lượng mùa kiệt ( Tháng 12 đến tháng 1): 12,1m3/s.
Tỉnh thành phố Vị Trí trạm Móng Cái Tọa độ vị trí Vĩ độ 21o31’ Kinh độ 107o58’ Độ cao m 10 65 Tháng 1 m/s 2,1 3,7 2 m/s 2 3,5 3 m/s 1,9 3,3 4 m/s 1,9 3,3 5 m/s 2 3,5 6 m/s 2 3,5 7 m/s 2,1 3,7 8 m/s 1,8 3,2 9 m/s 1,9 3,3 10 m/s 1,9 3,3 11 m/s 2,1 3,7 12 m/s 2 3,5 Cả năm m/s 2 3,5
HV: Nguyễn Xuân Khánh 46
Khu vực phía Bắc Thành Phố Móng Cái dọc theo bờ sông KaLong và sông Bắc Luân có địa hình đồi và núi cao nên không bị ảnh hưởng lũ sông KaLong; Khu vực sông KaLong chảy qua thành phố theo hướng Bắc Nam có địa hình thấp, vì vậy những khu vực có cao độ nền nhỏ hơn 3m thường bị ngập thường xuyên trong mùa lũ.
* Hải văn:
Chế độ thủy triều tại Móng Cái là chế độ nhật triều. Khu vực Trà Cổ bị ảnh hưởng thủy triều.
Độ cao sóng trung bình tại khu vực Trà Cổ: 0,5m.
Độ cao sóng lớn nhất tại khu vực Trà Cổ: 1,5m.
Khu vực thành phố Móng Cái bị ảnh hưởng mặn trong mùa kiệt. Khả năng xâm nhập mặn lớn nhất có thể lên đến vị trí cầu KaLong. Những vùng có đê ngăn mặn, hiện tượng xâm nhập mặn hạn chế hơn.