Tuabin gió hoạt động ở tốc độ cố định

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng gió của tỉnh quảng ninh và khả năng hòa lưới điện quốc gia (Trang 100 - 101)

Trong những năm đầu của thập niên 1990 các tua-bin tiêu chuẩn được lắp đặt và hoạt động tại một tốc độ cố định tức là nó không phụ thuộc vào tốc độ gió, tốc độ của roto là cố định, chỉ phụ thuộc vào tần số của lưới và tỉ số truyền động với máy phát.

Tua-bin này được trang bị một máy phát điện không đồng bộ hay còn gọi là máy phát điện cảm ứng, được nối trực tiếp với lưới điện, với một khởi động mềm và một bộ tụ để bù công suất phản kháng và hỗ trợ khởi động. Loại tua-bin này được thiết kế để thu được hiệu suất lớn nhất tại một tốc độ đặc biệt để nâng cao sản lượng điện. Máy phát của tua-bin này thường có hai cuộn dây: một được sủa dụng tại tốc độ thấp (thường có 8 cực) và một để sử dụng tại tốc độ cao (thường có từ 4 đến 6 cực).

HV: Nguyễn Xuân Khánh 100

Tua-bin gió hoạt động tại tốc độ cố định có ưu điểm là đơn giản, mạnh mẽ, đáng tin cậy trong vận hành, và chi phí đầu tư thấp. Nhược điểm của nó là không điều khiển được công suất kích từ, ứng suất cơ khí lên trục rotor tua-bin và điều khiển hạn chế về chất lượng điện năng. Do nó hoạt động ở một tốc độ cố định cho nên mọi biến động của tốc độ gió sẽ làm thay đổi momen trên rotor và kéo theo sự thay đổi công suất phát của tua-bin vào lưới, nó tạo nên một sủa dao động công suất trên lưới. Trong trường hợp lưới yếu và công suất của tua-bin lớn, nó sẽ dẫn đến một sự biến động điện áp lớn, kéo theo sự thiệt hại đáng kể về tổn thất trên lưới.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng gió của tỉnh quảng ninh và khả năng hòa lưới điện quốc gia (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)