Mục đích của việc phân tích hiệu quả kinh tế cho dự án là nhằm đánh giá hiệu quả của dự án đối với nền kinh tê quốc dân. Mục đích của việc phân tích hiệu quả tài chính do dự án là đánh giá hiệu quả của dự án theo quan điểm của chủ đầu tư.
Đối với phân tích hiệu quả kinh tế của dự án, do chưa có một hướng dẫn định lượng cụ thể các yếu tố hiệu ích trong phân tích hiệu quả kinh tế, do đó chỉ phân tích định tính các hiệu ích của dự án đối với nền kinh tế quốc dân. Các hiệu ích bao gồm:
- Chi phí phát điện tránh được: do có dự án, nền kinh tế sẽ giảm đầu tư (tránh được) cho một lượng công suất nhiệt điện và giảm được lượng chi phí nhiên liệu để phát lượng điện năng do dự án phong điện cung cấp;
- Chi phí chăm sóc sức khỏe tránh được: do giảm được lượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường phát ra khi đốt nhiên liệu tránh được bên trên;
- Chi phí tránh được do giảm tốc độ biến đổi khí hậu toàn cầu (có được do giảm lượng khí phát thải gây nguy hại tầng ôzôn).
Đối với phân tích hiệu quả tài chính, dự án khả thi về mặt tài chính là dự án có khả năng hoàn trả vốn vay, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư và các cổ đông.
Hiệu quả tài chính của dự án được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
- Giá trị hiện tại hoa lãi ròng (NPV);
- Suất hoàn vốn nội tại vầ tài chính (FIRR);
- Tỷ số lợi nhuận / chi phí (B/C).
Các chỉ tiêu trên được tính toán dự trên cơ sở so sánh hai dòng chi phí và lợi nhuận đã được chiết khấu trong suất đời sống kinh tế của dự án.
Dòng chi phí trong dự án này bao gồm chi phí đầu tư xây dựng dự án, chi phí vận hành bảo dưỡng, thuế các loại, lãi suất vốn vay ….
HV: Nguyễn Xuân Khánh 74
Dòng lợi nhuận trong dự án này chính là dòng doanh thu bán điện và các hiệu ích khác thu được từ dự án.
Các chỉ tiêu tài chính trên cho thấy tính khả thi của dự án, dưới một điều kiện vay trả cụ thể nếu chỉ tiêu NPV > 0 và chỉ tiêu IRR lớn hơn mức suất chiết khấu tính toán trong dự án thì về mặ tài chính và dự án được coi là sinh lợi