7. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ (khoá XIV) bằng cách gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI và Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Các nội dung thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, Nghị quyết 26-NQ TW được cụ thể hoá trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh không ra Nghị quyết mới.
Tổ chức rà soát toàn bộ các chương trình, đề án, dự án cụ thể đã được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó, xem chương trình, đề án, dự án nào có hiệu quả, cần phải tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện; chương trình; đề án, dự án nào cần điều chỉnh, bổ sung để tiếp tục thực
59
hiện thì điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; chương trình, đề án, dự án nào không hiệu quả, tính khả thi không cao thì dừng thực hiện.
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết, chương trình xây dựng nông thôn mới đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh; thông tin việc triển khai cụ thể bằng nhiều hình thức (Bản tin sinh hoạt chi bộ, phương tiện thông tin đại chúng,…). Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, điển hình…về thực hiện Nghị quyết và xây dựng nông thôn mới.
Nghiên cứu bổ sung một số chương trình, đề án, dự án mới để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy gắn với việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng trong công tác xây dựng nông thôn mới. Thực hiện mạnh việc phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm cho các cấp, các ngành đồng thời với việc quy định trách nhiệm phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Định kỳ sơ kết, tổng kết các chương trình, đề án, dự án
Tiểu kết chương 3
Như vậy, Nghị quyết 03 ra đời thể hiện tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc giải quyết đến các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của Trung ương và các tỉnh bạn; sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và sự mong chờ, hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mục tiêu của Nghị quyết đề ra như: tốc độ tăng trường nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, kết cấu hạ tầng: cứng hoá kênh mương, điện, trường học, trạm xá, trụ sở cấp xã; tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ hộ nghèo; thu nhập và đời sống người dân sống ở nông thôn.
60
KẾT LUẬN
Sau 5 năm thực hiện triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy, 3 năm triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho thấy Nghị quyết số 03-NQ/TU là Nghị quyết của “ý đảng - lòng dân” trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Vĩnh Phúc. Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết thể hiện tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo trong phát hiện và giải quyết các vấn đề từ thực tiễn. Mục tiêu và những nội dung đề cập đến của Nghị quyết 03-NQ/TU nhằm hướng tới một nền nông nghiệp tiên tiến, một xã hội nông thôn tiến bộ, văn minh với cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng các thiết chế văn hóa mang đậm sắc thái dân tộc, các hoạt động y tế giáo dục và các dịch vụ công đều hướng tới sự phát triển toàn diện của con người trong xã hội hiện đại. Là một trong số các nghị quyết rất khẩn trương được triển khai học tập, quán triệt đến sâu rộng trong toàn đảng bộ và nhân dân, đồng thời cũng được cán bộ đảng viên và nhân dân nhiệt tình đón nhận và ủng hộ. Việc tổ chức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã theo đúng quan điểm, phương châm và các mục tiêu của Nghị quyết. Nghị quyết được triển khai thực hiện trong thời gian chưa dài, song những thành tựu từ Nghị quyết có được là đáng tự hào. Có thể nêu một số thành tựu chính như:
Đã thực hiện đúng định hướng của nghị quyết về phát triển nông nghiệp - nông thôn của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp phát triển và chuyển dịch tích cực, chăn nuôi thực sự trở thành ngành chính, nông nghiệp tỉnh nhà đã và đang có sản xuất hàng hóa, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất, một số loại sản phẩm được sản xuất với quy mô tập trung, phương thức công nghiệp, an toàn môi trường và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nông nghiệp và phi nông nghiệp phát triển đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập góp phần giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp -
61
nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông dân và các thành phần xã hội khác.
Phương châm của Nghị quyết “giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện” được thực hiện triệt để và hiệu quả. Người nông dân đã
thật sự được hưởng lợi từ Nghị quyết. Hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được đầu tư, nâng cấp toàn diện, lưới điện quốc gia được mở rộng, kênh mương, đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa, y tế, giáo dục được đầu tư. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Nhiều cơ chế, chính sách mới của tỉnh được ban hành đang phát huy hiệu quả. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị, xã hội ổn định. Các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, hộ nghèo được quan tâm. Hệ thống chính trị tiếp tục được cũng cố, xây dựng ngày càng vững mạnh. Đã tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển của tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện thành công các tiêu chí của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt hơn, Nghị quyết đã đem đến cho gần 20 vạn nông dân Vĩnh Phúc kiến thức và tư duy để chủ động ứng xử với kinh tế thị trường, tạo thêm và củng cố niềm tin của nông dân với những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các mục tiêu về phát triển sản xuất, một số chỉ tiêu về phát triển nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đã đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Kết quả này khẳng định tính hợp lý và đúng đắn khi xác định nhiệm vụ và các giải pháp tổ chức thực hiện, đồng thời cũng là thành quả của sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Chúng ta cũng có quyền tự hào Nghị quyết số 03-NQ/TU của tỉnh ta được nhiều tỉnh bạn cùng đến chia sẽ và học tập kinh nghiệm, đồng thời có ý
62
nghĩa đột phá để Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được còn một số hạn chế, đó là: kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tính bền vững chưa cao, sức cạnh tranh của sản xuât nông nghiệp còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chênh lệch về phát triển giữa các vùng, về đời sống, thu nhập giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng, về đời sống, thu nhập giữa đô thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng, môi trường còn nhiều nơi ô nhiễm. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế, bất cập, an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tố bất ổn định.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Vĩnh Phúc (7-2007), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV về “Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”.
2. Ban dân tộc và tôn giáo (2004), Báo cáo tổng kết các dân tộc.
3. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1-1981), Chỉ thị số 100-CT/TW về Cải tiến công tác khoán mở rộng, khoán sản phẩm đên nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.
4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
5. Ban Chấp hành tỉnh Vĩnh Phúc – Ban nông nghiệp (1967), Kế hoạch chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 68 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
6. Ban biên tập lịch sử Việt Nam(1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội
7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 1930 – 2005, NXB Chính trị quốc gia, 2007
8. Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945-1995, NXB Thống
kê, Hà Nội.
9. Trần Diễm, Bước đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Phú, Tạp chí lịch sử Đảng số 1 – 1995.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
64
12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
14.Đinh Thế Định, Quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Tạp chí lịch sử Đảng số 3 – 2000
15.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (4-7-2007), Nghị quyết số: 16/2007/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2010
16.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (11-5-2007), Nghị quyết số 04/2007/NQ-HĐND về việc hỗ trợ giáo dục mầm non giai đoạn 2007- 2010
17.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (11-5-2007), Nghị quyết số: 09/2007/NQ-HĐND về việc hỗ trợ 100% thuỷ lợi phí cho sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2011
18.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (11-5-2007), Nghị quyết số 07/2007/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá và xây dựng các khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007- 2011
19.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (11-5-2007), Nghị quyết số 03/2007/NQ-HĐND về bồi dưỡng nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 – 2010
20.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (11-5-2007), Nghị quyết số: 06/2007/NQ-HĐND về cơ chế khuyến khích phát triển giống cây trồng vật nuôi giai đoạn 2007-2010
21. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (11-5-2007), Nghị quyết: 08/2007/NQ-HĐND về chương trình kiên cố hoá kênh mương
65
22.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (4-7-2007), Nghị quyết số: 11/2007/NQ-HĐND về cơ chế hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2007-2010
23.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (4-7-2007), Nghị quyết số: 12/NQ- HĐND về đầu tư hạ tầng mạng lưới xe buýt và cơ chế hỗ trợ vận chuyển khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.
24.Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (7-2007), Nghị quyết số: 15/NQ- HĐND về một số cơ chế, chính sách phát triển giáo dục đào tạo.
25.Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2002, NXB Thống kê, Hà Nội (2003) 26.Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011, NXB Thống kê, Hà Nội (2012) 27.Đoàn Mạnh Phương và các tác giả (2010), Vĩnh Phúc đất và người thân
thiện, NXB Thông tấn – Công ty văn hoá trí tuệ Việt, Hà Nội
28.Trần Anh Phương, Nghị quyết hội nghị Trung ương 7 (khóa x) – bước phát triển đường lối của Đảng về nông nghiệp – nông dân và nông thôn,
Tạp chí lịch sử Đảng số 11 – 2008.
29.Sở văn hoá thông tin – Thể thao tỉnh Vĩnh Phúc, thư viện khoa học tổng
hợp (2003), thư mục thông tin tư liệu địa chí tỉnh Vĩnh Phúc (1997-2002),
Vĩnh Phúc.
30.Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc tiềm năng và triển vọng đầu tư - Nguyễn Văn Long (chủ biên)
31.Vũ Thị Thoa, Một số quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí lịch sử Đảng số 11 – 2010
32.Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (2012), Địa chí Vĩnh Phúc,
NXB Khoa học xã hội
33.Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (1964), Báo cáo tổng kết năm 1963
34.Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (1965), Báo cáo tổng kết năm 1964
66
03-NQ/TU của tỉnh uỷ (khoá XIV) về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.
36.Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV
37.Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (12-2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV
38.Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, Nghị quyết số 30 “Về tình hình hợp tác xã nông nghiệp hiện nay”
39.Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (27-12-2006), Nghị quyết 03-NQ/TU về “về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020”
40.Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam qua các Đại hội và hội nghị trung ương (1930-2002), NXB Lao Động
41.Đỗ Xuân Tuất, Một số vấn đề kinh tế hộ nông dân trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn, Tạp chí lịch sử Đảng
số 2- 1999
42.Trần Nguyễn Tuyên, Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí lịch sử Đảng số 7 – 2008
43.Nguyễn Thanh Tùng, Quan điểm của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, Tạp
chí lịch sử Đảng số 3- 2000.
44.Nguyễn Thế Trường, Những biến đổi kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997-2005), NXB Thông tấn xã Việt Nam
45.Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Báo cáo số 18 “ Kết quả thực hiện các chương trình, đề án thuộc Nghị quyết số: 03-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIV về phát triển
67
nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020 do Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Nhiệm vụ năm 2009”.
46.Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Báo cáo số 36 “Tình hình thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XIV về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”
47.Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo số 148 “Tình hình thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”
48.Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Báo cáo tổng kết năm 2010, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm