MỘT SỐ KINH NGHIỆM CƠ BẢN

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển nông nghiệp nông thôn nâng cao đời sống nhân dân từ 2006 2010 (Trang 57 - 58)

7. KẾT CẤU KHÓA LUẬN

2.3.MỘT SỐ KINH NGHIỆM CƠ BẢN

Sau khi xây dựng và ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27-12- 2006, Vĩnh Phúc là tỉnh đi tiên phong trong giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân nên từng nội dung đều phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm và vì vậy, những kết quả trong tổ chức thực hiện thành công hay chưa thành công đều là bài học quý giá của sự nghiệp cách mạng. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, một số kinh nghiệm được đúc kết là:

Một là, Khi xây dựng nghị quyết phải nghiên cứu kỹ lý luận, cơ sở

khoa học, đồng thời bám sát yêu cầu, đòi hỏi từ thực tế, tổng kết thực tiễn; vận dụng sáng tạo quan điểm phát triển toàn diện để đề ra các chủ trương trúng, kịp thời, giải phóng sức sản xuất. Cùng với việc xây dựng nghị quyết phải đồng thời xây dựng các chương trình, đề án cụ thể hoá nghị quyết.

Hai là: Để tổ chức thực hiện thành công và đạt hiệu quả, cần phải

“đồng bộ hóa” chủ trương chính sách. Cụ thể là khi ban hành nghị quyết của tỉnh ủy, cần có ngay các nghị quyết của HĐND và các Nghị quyết của UBND để có đủ các điều kiện có tính pháp lý và đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.

Ba là: Phải thực sự thấm nhuần và vận dụng tốt phương châm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, phải làm cho quảng đại nhân dân cùng

cán bộ đảng viên hiểu rõ nội dung, nhiệm vụ của Nghị quyết để được đông đảo nhân dân đồng lòng ủng hộ và cùng thực hiện. Việc đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế của Nghị quyết trong điều kiện đầu tư trực tiếp hạn hẹp, dàn trải cho lĩnh vực này càng khẳng định tính đúng đắn của phương châm đó. [41, tr. 45]

58

Bốn là: Phải sâu sát trong chỉ đạo thực hiện và kịp thời có những

quyết định điều chỉnh, bổ sung. Trong thực tiễn không có gì là bất biến, các chỉ tiêu có thể chưa phù hợp, có thể nóng vội hoặc kỳ vọng quá cao trong từng chương trình, đề án, song đó là yếu tố “chủ quan” trong xây dựng mục tiêu; có thể nảy sinh “dự án hóa” trong một vài chương trình, đề án, nhưng đó chỉ là cách làm rập khuôn, máy móc cảu một số ít cán bộ. Khi sâu sát trong chỉ đạo sẽ phát hiện sớm và có điều chỉnh kịp thời sẽ không sai lệch mục tiêu của Nghị quyết. [35, tr. 5]

Năm là, Khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, phát

huy lợi thế của từng vùng để từ đó có những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với sự phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Phải sâu sát trong chỉ đạo thực hiện và kịp thời có những quyết định điều chỉnh, bổ sung.

Sáu là, Công tác kiểm tra, giám sát là một nội dung quan trọng trong

công tác tổ chức triển khai thực hiện, để đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết đã đề ra.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo phát triển nông nghiệp nông thôn nâng cao đời sống nhân dân từ 2006 2010 (Trang 57 - 58)