7. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
2.2 NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
2.2.1 Nguyên nhân của những thành tựu
Nghị quyết ban hành đáp ứng kịp thời với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước, nhất là xu thế phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị của tỉnh đúng theo mong muốn và nguyện
55
vọng của đại bộ phận nhân dân trong tỉnh, được nông dân đón nhận, hưởng ứng tích cực; Trung ương và các địa phương trong cả nước đánh giá cao; quan điểm, mục tiêu, định hướng và các nhiệm vụ, giải pháp của NQ03/TU sát với thực tiễn, cơ bản phù hợp với nội dung NQ26/TW.
- Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; nguồn thu ngân sách liên tục tăng cao, có điều kiện để đầu tư và hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
- Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm. NQ03/TU sớm đi vào cuộc sống do có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành, đoàn thể, cùng với sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến, nghiên cứu quán triệt, học tập Nghị quyết được triển khai đồng bộ và thường xuyên ở hầu hết các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. 2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân chủ quan:
Khi dự thảo các chương trình, đề án, Nghị quyết của HĐND tỉnh để thực hiện NQ03, đều đã được các ngành, các cấp bàn thảo và thống nhất, nhưng việc xác định mục tiêu thực hiện khá cao, mặc dù khi triển khai có rất nhiều cố gắng nhưng kết quả vẫn đạt thấp so với mục tiêu đề ra. Một số chỉ tiêu khó đạt, kể cả dự kiến đến sau khi kết thúc đề án.
Mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành còn chưa thật chặt chẽ, hiệu quả, nhất là việc triển khai các chương trình, dự án và việc bàn thống nhất các nội dung công việc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thường chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Nghị quyết.
56
mức độ chưa cập so với yêu cầu. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, một số địa phương chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của Nghị quyết là phải phát huy được truyền thống cách mạng quý báu của mọi tầng lớp nhân dân, tính năng động, sáng tạo nhạy bén của bà con nông dân trong tỉnh cùng
với những định hướng, hỗ trợ của Nhà nước do đó còn nặng tư tưởng “xin, cho”. Một số địa phương chỉ đạo còn chung chung, hình thức, thực hiện còn
lúng túng, chưa thực sự sâu sát với thực tế để đề ra chương trình, kế hoạch và mục tiêu cụ thể.
Tổ chức, bộ máy quản lý về nông nghiệp, nông thôn đang trong quá trình hoàn thiện, vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động chưa cao, nhất là đối với cấp huyện và xã. Số lượng cán bộ còn thiếu và yếu cả về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhà nước.
Nguyên nhân khách quan:
Do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp; tốc độ phát triển công nghiệp đô thị hoá, tăng trưởng kinh tế cao, thu hút đầu tư lớn, không tránh khỏi những mâu thuẫn phát sinh giữa phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội. Khu vực nông nghiệp, nông thôn chịu những tác động của thiên tai, dịch bệnh, rủi ro cao.
Mặc dù là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu Ngân sách cao, nhưng phải tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, công nghiệp, dịch vụ, đô thị rất lớn, do đó chưa thể đáp ứng đầy đủ nguồn vốn để tập trung cho triển khai thực hiện Nghị quyết 03.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tỉnh, nhiều diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đã chuyển mục đích sử dụng sang xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, công nghiệp, dịch vụ và đô thị, có ảnh hưởng đến quy hoạch và gíá trị sản xuất nông lâm nghiệp. Sản xuấl nông nghiệp là ngành sản xuất đặc thù, dễ chịu tác động trực tiếp của thiên tai, tính rủi ro cao, hiệu quả sản
57
xuất, lợi nhuận thấp do đó các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này bị hạn chế cả về số lượng và quy mô. [47, tr. 10]
2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CƠ BẢN
Sau khi xây dựng và ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27-12- 2006, Vĩnh Phúc là tỉnh đi tiên phong trong giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân nên từng nội dung đều phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm và vì vậy, những kết quả trong tổ chức thực hiện thành công hay chưa thành công đều là bài học quý giá của sự nghiệp cách mạng. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, một số kinh nghiệm được đúc kết là:
Một là, Khi xây dựng nghị quyết phải nghiên cứu kỹ lý luận, cơ sở
khoa học, đồng thời bám sát yêu cầu, đòi hỏi từ thực tế, tổng kết thực tiễn; vận dụng sáng tạo quan điểm phát triển toàn diện để đề ra các chủ trương trúng, kịp thời, giải phóng sức sản xuất. Cùng với việc xây dựng nghị quyết phải đồng thời xây dựng các chương trình, đề án cụ thể hoá nghị quyết.
Hai là: Để tổ chức thực hiện thành công và đạt hiệu quả, cần phải
“đồng bộ hóa” chủ trương chính sách. Cụ thể là khi ban hành nghị quyết của tỉnh ủy, cần có ngay các nghị quyết của HĐND và các Nghị quyết của UBND để có đủ các điều kiện có tính pháp lý và đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.
Ba là: Phải thực sự thấm nhuần và vận dụng tốt phương châm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, phải làm cho quảng đại nhân dân cùng
cán bộ đảng viên hiểu rõ nội dung, nhiệm vụ của Nghị quyết để được đông đảo nhân dân đồng lòng ủng hộ và cùng thực hiện. Việc đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế của Nghị quyết trong điều kiện đầu tư trực tiếp hạn hẹp, dàn trải cho lĩnh vực này càng khẳng định tính đúng đắn của phương châm đó. [41, tr. 45]
58
Bốn là: Phải sâu sát trong chỉ đạo thực hiện và kịp thời có những
quyết định điều chỉnh, bổ sung. Trong thực tiễn không có gì là bất biến, các chỉ tiêu có thể chưa phù hợp, có thể nóng vội hoặc kỳ vọng quá cao trong từng chương trình, đề án, song đó là yếu tố “chủ quan” trong xây dựng mục tiêu; có thể nảy sinh “dự án hóa” trong một vài chương trình, đề án, nhưng đó chỉ là cách làm rập khuôn, máy móc cảu một số ít cán bộ. Khi sâu sát trong chỉ đạo sẽ phát hiện sớm và có điều chỉnh kịp thời sẽ không sai lệch mục tiêu của Nghị quyết. [35, tr. 5]
Năm là, Khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, phát
huy lợi thế của từng vùng để từ đó có những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với sự phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Phải sâu sát trong chỉ đạo thực hiện và kịp thời có những quyết định điều chỉnh, bổ sung.
Sáu là, Công tác kiểm tra, giám sát là một nội dung quan trọng trong
công tác tổ chức triển khai thực hiện, để đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện tốt các nội dung của Nghị quyết đã đề ra.
2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ (khoá XIV) bằng cách gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI và Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Các nội dung thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, Nghị quyết 26-NQ TW được cụ thể hoá trong quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh không ra Nghị quyết mới.
Tổ chức rà soát toàn bộ các chương trình, đề án, dự án cụ thể đã được HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó, xem chương trình, đề án, dự án nào có hiệu quả, cần phải tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện; chương trình; đề án, dự án nào cần điều chỉnh, bổ sung để tiếp tục thực
59
hiện thì điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; chương trình, đề án, dự án nào không hiệu quả, tính khả thi không cao thì dừng thực hiện.
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết, chương trình xây dựng nông thôn mới đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh; thông tin việc triển khai cụ thể bằng nhiều hình thức (Bản tin sinh hoạt chi bộ, phương tiện thông tin đại chúng,…). Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, điển hình…về thực hiện Nghị quyết và xây dựng nông thôn mới.
Nghiên cứu bổ sung một số chương trình, đề án, dự án mới để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy gắn với việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng trong công tác xây dựng nông thôn mới. Thực hiện mạnh việc phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm cho các cấp, các ngành đồng thời với việc quy định trách nhiệm phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Định kỳ sơ kết, tổng kết các chương trình, đề án, dự án
Tiểu kết chương 3
Như vậy, Nghị quyết 03 ra đời thể hiện tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc giải quyết đến các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của Trung ương và các tỉnh bạn; sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và sự mong chờ, hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt mục tiêu của Nghị quyết đề ra như: tốc độ tăng trường nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, kết cấu hạ tầng: cứng hoá kênh mương, điện, trường học, trạm xá, trụ sở cấp xã; tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo; tỷ lệ hộ nghèo; thu nhập và đời sống người dân sống ở nông thôn.
60
KẾT LUẬN
Sau 5 năm thực hiện triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy, 3 năm triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho thấy Nghị quyết số 03-NQ/TU là Nghị quyết của “ý đảng - lòng dân” trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Vĩnh Phúc. Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết thể hiện tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo trong phát hiện và giải quyết các vấn đề từ thực tiễn. Mục tiêu và những nội dung đề cập đến của Nghị quyết 03-NQ/TU nhằm hướng tới một nền nông nghiệp tiên tiến, một xã hội nông thôn tiến bộ, văn minh với cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng các thiết chế văn hóa mang đậm sắc thái dân tộc, các hoạt động y tế giáo dục và các dịch vụ công đều hướng tới sự phát triển toàn diện của con người trong xã hội hiện đại. Là một trong số các nghị quyết rất khẩn trương được triển khai học tập, quán triệt đến sâu rộng trong toàn đảng bộ và nhân dân, đồng thời cũng được cán bộ đảng viên và nhân dân nhiệt tình đón nhận và ủng hộ. Việc tổ chức thực hiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã theo đúng quan điểm, phương châm và các mục tiêu của Nghị quyết. Nghị quyết được triển khai thực hiện trong thời gian chưa dài, song những thành tựu từ Nghị quyết có được là đáng tự hào. Có thể nêu một số thành tựu chính như:
Đã thực hiện đúng định hướng của nghị quyết về phát triển nông nghiệp - nông thôn của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp phát triển và chuyển dịch tích cực, chăn nuôi thực sự trở thành ngành chính, nông nghiệp tỉnh nhà đã và đang có sản xuất hàng hóa, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất, một số loại sản phẩm được sản xuất với quy mô tập trung, phương thức công nghiệp, an toàn môi trường và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nông nghiệp và phi nông nghiệp phát triển đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập góp phần giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp -
61
nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông dân và các thành phần xã hội khác.
Phương châm của Nghị quyết “giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện” được thực hiện triệt để và hiệu quả. Người nông dân đã
thật sự được hưởng lợi từ Nghị quyết. Hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn được đầu tư, nâng cấp toàn diện, lưới điện quốc gia được mở rộng, kênh mương, đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa, y tế, giáo dục được đầu tư. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Nhiều cơ chế, chính sách mới của tỉnh được ban hành đang phát huy hiệu quả. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị, xã hội ổn định. Các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, hộ nghèo được quan tâm. Hệ thống chính trị tiếp tục được cũng cố, xây dựng ngày càng vững mạnh. Đã tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển của tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện thành công các tiêu chí của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt hơn, Nghị quyết đã đem đến cho gần 20 vạn nông dân Vĩnh Phúc kiến thức và tư duy để chủ động ứng xử với kinh tế thị trường, tạo thêm và củng cố niềm tin của nông dân với những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Các mục tiêu về phát triển sản xuất, một số chỉ tiêu về phát triển nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đã đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra. Kết quả này khẳng định tính hợp lý và đúng đắn khi xác định nhiệm vụ và các giải pháp tổ chức thực hiện, đồng thời cũng là thành quả của sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Chúng ta cũng có quyền tự hào Nghị quyết số 03-NQ/TU của tỉnh ta được nhiều tỉnh bạn cùng đến chia sẽ và học tập kinh nghiệm, đồng thời có ý
62
nghĩa đột phá để Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được còn một số hạn chế, đó là: kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tính bền vững chưa cao, sức cạnh tranh của sản xuât nông nghiệp còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chênh lệch về phát triển giữa các vùng, về đời sống, thu nhập giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng, về đời sống, thu nhập giữa đô thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng, môi trường còn nhiều nơi ô nhiễm. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế, bất cập, an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tố bất ổn định.