Yếu tố người sử dụng đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG CHUYỂN đổi mục ĐÍCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN hòa AN, TỈNH CAO BẰNG GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 60 - 66)

B ảng 4.12 Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong tương lai

4.3.3. Yếu tố người sử dụng đất

Bảng 4.9. Tình hình xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tại huyện Hòa An, giai đoạn 2010 - 2014

ĐVT: m2 TT Phường (xã) 2010 2011 2012 2013 1 Thị trấn Nước Hai 140 90 120 40 2 Xã Dân Chủ 0 0 40 0 3 Xã Nam Tuấn 0 190 50 60 4 Xã Đức Xuân 0 0 0 0 5 Xã Đại Tiến 0 0 0 50 6 Xã Đức Long 70 40 80 120 7 Xã Ngũ Lão 0 0 0 0 8 Xã Trương Lương 0 0 0 0 9 Xã Bình Long 50 0 70 30 10 Xã Nguyễn Huệ 0 0 50 0 11 Xã Công Trừng 0 0 0 0 12 Xã Hồng Việt 40 0 130 0 13 Xã Bế Triều 110 40 80 0 14 Xã Hoàng Tung 0 60 0 50 15 Xã Trưng Vương 0 0 0 0 16 Xã Quang Trung 0 0 20 0 17 Xã Bạch Đằng 150 60 0 50 18 Xã Bình Dương 0 0 0 0 19 Xã Lê Chung 0 0 0 0 20 Xã Hà Trì 0 0 0 0 21 Xã Hồng Nam 0 0 0 0 Tổng 2080 560 480 640 400

Đây là yếu tố khá quan trọng và thường mang tính tự phát nên hàm chứa không bền vững. Trước tiên, người sử dụng đất yêu cầu chuyển đổi mục đích sử

dụng đất do mình quản lý là do yêu cầu của bản thân họ, thứđến là do yêu cầu của bên ngoài. Cụ thể từ 2010 đến 2014, toàn huyện chỉ có hơn 2080m2đất nông nghiệp

được hộ gia đình xin chuyển mục đích sử dụng

Từ số liệu bảng 4.9 cho thấy chỉ một số xã gần trung tâm huyện mới có diện tích đất nông nghiệp đề nghị chuyển đổi. Đáng lưu ý một số xã trung tâm có diện tích chuyển đổi lớn là Thị trấn Nước Hai, xã Bế Triều, xã Hồng Việt, …Tuy nhiên sự khác nhau về số diện tích chuyển đổi không hoàn toàn theo quy luật nào. Vì sự phát triển kinh tế của huyện, vì mức độ và loại hình đầu tư và nhất là khi quỹ đất tới hạn ở các nơi thì các xã còn quỹ đất sẽ được đầu tư và có nghĩa là mức chuyển đổi sử dụng đất sẽ thay đổi.

Tổng diện tích đất nông nghiệp xin chuyển đổi biến động theo các năm và cơ

bản là tăng giảm không đều theo năm của giai đoạn 2010 - 2014.

Với những tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa và một số nguyên nhân khác thì diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp không chỉ do Nhà nước thu hồi

để sử dụng vào mục đích khác mà còn do người dân xin chuyển mục đích sử dụng

đất ngày một tăng. Cụ thể về tình hình xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa An trong thời gian qua được thể hiện qua bảng 4.10 như sau: Bảng 4.10. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ Đơn vị tính: % TT Loại đất DT trước chuyển đổi DT đề nghị chuyển đổi DT còn lại sau chuyển đổi HNK CLN OTC 1 Đất trồng lúa LUA 100 10 0 2 88 2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 100 10 2 24 64 3 Đất trồng cây lâu năm CLN 100 6 0 12 82 4 Đất ao TSN 100 4 2 6 88

Thông qua số liệu điều tra của bảng 4.10 trên ta có thể thấy rõ tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ. Đất trồng cây hàng năm khác là đất chuyển mục đích nhiều nhất 36%. Trong đó chuyển sang đất ở là chủ yếu với 24%. Vì tổng diện tích của đất trồng cây hàng năm ít hơn các loại đất khác nên khi chuyển mục đích các hộ thường chuyển gần hết diện tích đó. Đất trồng cây lâu năm của các hộ chuyển mục đích với 18%. Vì khi hộ xin chuyển mục đích thì đa số cũng chuyển hết phần diện tích để sử dụng vào mục đích khác. Lý do các hộ xin chuyển mục đích chủ yếu là để xây nhà sản xuất kinh doanh hoặc chia đất cho con. Và đất trồng cây lâu năm chuyển 12% sang đất ở. Người dân xin chuyển sang đất ở cũng với mục đích để chia đất cho con hoặc để chuyển nhượng vv…Do sự gia tăng dân số khá nhanh nên nhu cầu đất ở ngày một tăng ở các xã gần trung tâm huyện. Tuy nhiên diện tích đất trồng cây hàng năm khác cũng tăng 10% do đất trồng lúa chuyển mục đích sang. Đất trồng lúa chuyển mục đích với 12%. Trong đó diện tích chuyển sang đất cây hàng năm là chủ yếu chiếm 10% tổng diện tích. Đây là con số không lớn nhưng khi so với tổng diện tích thì đây lại là một diện tích không nhỏ. Vì khi

đất lúa chuyển mục đích thì không có loại đất nào chuyển được sang đất lúa. Lý do chuyển của các hộ chủ yếu là do đất trồng lúa ở gần các khu dân cư hoặc cơ quan, xí nghiệp, trường học vv… nên bị ô nhiễm hoặc bồi tụ có chỗ đất không thể sản xuất được nữa hoặc năng suất rất thấp. Vì vậy, người dân đã xin chuyển mục đích sang đất trồng cây lâu năm với hy vọng có thu nhập từ việc trồng cây lâu năm. Một số hộ khác thì mong muốn sẽ bán được mảnh đất đó cho những người dân xung quanh có nhu cầu mua.

Có thể thấy diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất ở ngày một tăng nhanh. Một phần là do người dân có nhu cầu thay đổi phương thức sản xuất cho thu nhập cao hơn. Một số hộ cũng do các yếu tố bên ngoài tác động đặc biệt là yếu tố tự nhiên nên hộ phải chuyển mục đích để phù hợp với hiện trạng đất đai. Còn đa số các hộ vẫn luôn mong muốn sản xuất nông nghiệp ít nhất là đủ lương thực cung cấp cho gia đình mình để không phải đi mua. Với tình hình chuyển mục đích như trên trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm khá nhanh.

Đánh giá sự ảnh hưởng của chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới

đời sống kinh tế - xã hội của nông hộ:

Đề tài đã tiến hành đánh giá sự thay đổi dựa trên nhận định chủ quan của người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính định tính. Qua khảo sát cho thấy có 48% số hộ cho là thu nhập của hộ sau chuyển mục đích tăng hơn so với trước khi chuyển mục đích và 46% số hộ cho rằng thu nhập của hộ không tăng (giữ nguyên như cũ) và 6% số hộ cho rằng thu nhập giảm đi.

Thứ nhất, do thương mại dịch vụ trong khu vực ngày càng phát triển với nhiều loại hình phong phú đa dạng. Huyện Hòa An có lợi thếđặc biệt về vị trí địa lí, bao trọn thành phố Cao Bằng, đường giao thông đến các cửa khẩu thuận tiện.

Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như các ngành công nghiệp và dịch vụ kéo theo nhu cầu về lao động ngày càng tăng vì vậy người nông dân dễ dàng tìm kiếm một công việc làm thêm hơn trước kia.

Đặc biệt là quá trình đô thị hoá đang diễn ra khá mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội của các hộ nông dân. Đô thị hoá đã có ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.

Một số hộđã tận dụng được những lợi thế, cơ hội tốt nên làm ăn thuận lợi vì vậy thu nhập của hộ đã tăng. Một số hộ khác thì không có đủ điều kiện hoặc chưa nắm bắt được cơ hội nên thu nhập của hộ vẫn giữ nguyên như cũ. Còn một số hộ

khác thì thu nhập giảm do chưa có những kế hoạch khả quan cũng như gặp rủi ro trong kinh doanh, sản xuất… sau khi bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Cơ sở hạ tầng cũng ngày một khang trang hơn trước. Vì sau khi nhận tiền bồi thường thì đa số người dân đầu tư xây dựng hoặc tu sửa nhà cửa, công trình phụ…

Đồng thời diện tích đất mà Nhà nước thu hồi đa sốđể xây dựng khu đô thị, khu dân cư…Vì vậy cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và cải tạo.

Bảng 4.11. Ý kiến các hộđiều tra về mức độ tác động của chuyển mục đích Lĩnh vực Tác động (% ý kiến) Tốt Như cũ Xấu 1. Thu nhập 48 46 6 2. Cơ sở hạ tầng 30 70 0 3. Tiếp cận thị trường 42 58 0 4. Cơ hội học tập 4 96 0 5. Nhà ở 50 50 0 6. Sức khỏe 48 52 0 7. Môi trường 18 38 20

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2014

Về vấn đề chăm sóc sức khỏe đã được cải thiện đáng kể người dân có nhiều cơ hội hơn khi tiếp cận các dịch vụ y tế do vậy có 48% ý kiến cho là tốt hơn trước nhiều và 52% ý kiến người dân cho là tốt hơn.

Bên cạnh những tác động tích cực thì môi trường đã và đang trở thành một trong những vấn đềđược người dân quan tâm và lo ngại sau quá trình chuyển mục đích.

Tình trạng xây dựng khắp nơi và thiếu khâu quản lý đồng bộ là một trong những gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí khi đang xây dựng cũng như khi đi vào hoạt động… Đặc biệt là những khu dân cư, trường học… cơ sở hạ tầng đã đi vào sử

dụng nhưng hệ thống cống thoát nước thải chưa được xây dựng theo đúng quy trình và tiến độ vì vậy nhiều diện tích đất nông nghiệp quanh đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều nơi không thể sản xuất được. Theo điều tra có đến 20% ý kiến cho rằng môi trường xấu đi và ô nhiễm hơn trước sau khi chuyển mục đích.

Nhìn chung, các lĩnh vực của huyện đã có những chuyển biến tốt hơn hoặc xấu đi do tác động của quá trình chuyển mục đích. Vì thế, để có thể phát triển bền vững trong tương lai cần phát huy những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của chuyển mục đích đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Kế hoạch trong tương lai của các hộ dân có đất chuyển mục đích để thực hiện dự án:

Khi tiến hành thăm dò ý kiến của các hộ nông dân về kế hoạch trong thời gian tới (bảng 4.12) cho thấy có 22% các hộ mong muốn xây dựn và kiến thiết nhà

ở, 20% các hộ mong muốn vừa sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động kinh doanh.

Bảng 4.12. Ý kiến của các hộđiều tra về kế hoạch trong tương lai

TT Diễn giải Ý kiến (%)

1 Xây dựng, kiến thiết nhà ở 22 2 Vừa sản xuất nông nghiệp vừa KDDV 20

3 Bán, cho thuê đất 12

4 Sản xuất kinh doanh phi Nông nghiệp 12 5 Chưa có dựđịnh gì 34

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2014

Dựđịnh chung của đa số người dân đó là có một phần diện tích để sản xuất ít nhất cũng phải cung cấp đủ lương thực cho gia đình. Sau đó kết hợp với kinh doanh, buôn bán thêm để phục vụ chi tiêu hàng ngày, 22% hộ có dự định sẽ tu sửa lại nhà cửa hoặc xây thêm nhà trọđể tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Và số

hộ chuyển sang hẳn sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp vẫn còn ít chỉ chiếm 12%. Một trong những lý do ảnh hưởng đến việc hộ chuyển hẳn sang sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đó là: sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vốn đầu tư, vị trí địa lí thuận lợi. Đồng thời điều cần có và quan trọng ở người kinh doanh đó là phải biết tính toán, nhanh nhẹn và luôn nắm bắt được tình hình thị trường. Những điều đó sẽ quyết định việc kinh doanh có cho lợi nhuận hay thua lỗ. Vì vậy không phải hộ nào cũng có thể sản xuất kinh doanh hay buôn bán được. Tuy nhiên, vẫn còn một số lớn các hộ chưa có dự định gì cho tương lai (34%). Vì với trình độ của người dân như hiện nay thì việc tìm được công việc mới phù hợp mà lại cho thu nhập tương đối ổn định là không dễ. Tỷ lệ này thấp nhưng không phải là không cần quan tâm vì nếu họ không tìm được việc thì sẽ trở

thành người thất nghiệp, số lao động nhàn rỗi chính là nguồn tiềm ẩn của tệ nạn xã hội, làm mất ổn định đời sống.

4.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất bị chuyển mục đích sử dụng đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG CHUYỂN đổi mục ĐÍCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN hòa AN, TỈNH CAO BẰNG GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)