Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG CHUYỂN đổi mục ĐÍCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN hòa AN, TỈNH CAO BẰNG GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 26)

B ảng 4.12 Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong tương lai

2.4.Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất

2.4.1. Thc tin quá trình chuyn đổi mc đích s dng đất nông nghip trên Thế gii Thế gii

Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới khoảng 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km2 (chiếm 71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2 (chiếm 29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu.

Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha (chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới

được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất

đai trong đó có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế

giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là:

Đất có năng suất cao : 14%

Đất có năng suất TB : 28%

Đất có năng suất thấp : 28%

Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 – 85 triệu người. Như vậy với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng như tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Dân số ngày một tăng cùng với những phát hiện mới về thiên nhiên, con người

đã nghĩ ra nhiều phương thức sản xuất mới, nhiều ngành nghề khác nhau để kiếm sống. Và quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đều xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ đô thị hóa cũng như diện tích đất được chuyển mục đích hàng năm. Quá trình chuyển mục đích trên thế giới diễn ra sớm hơn với tốc độ mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Đặc biệt là ở một số nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản vv…thì tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm quá trình chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chính quá trình đô thị hoá, chuyển mục đích sử

dụng đất một cách hợp lý đã giúp nền kinh tế của các nước này phát triển khá nhanh trong những năm qua. Đểđạt được những thành tựu đó thì công tác quản lý đất đai

tác quản lý nhà nước vềđất đai đó là nước Pháp. Pháp là quốc gia phát triển thuộc hệ thống quốc gia tư bản chủ nghĩa, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng nước ta chịu ảnh hưởng của phương pháp tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khá rõ của Cộng hòa Pháp. Vấn đề này dễ lý giải vì Nhà nước Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chếđộ thực dân để lại, đồng thời

ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá rõ nét trong ý thức một bộ

phận công dân Việt Nam hiện nay. Quản lý đất đai của Nước Cộng hòa Pháp có một số đặc điểm đặc trưng sau:

Về chế độ sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Ở Pháp hiện nay tồn tại hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân vềđất đai và sở hữu nhà nước (đối với đất đai và công trình xây dựng công cộng). Tài sản công cộng (bao gồm cảđất

đai công cộng) có đặc điểm là không được mua và bán. Trong trường hợp cần sử

dụng đất cho các mục đích công cộng, Nhà nước có quyền yêu cầu sở hữu đất đai tư

nhân nhường quyền sở hữu thông qua chính sách bồi thường thiệt hại một cách công bằng.

Về công tác quy hoạch đô thị: Do đa sốđất đai thuộc sở hữu tư nhân, vì vậy để

phát triển đô thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chú ý từ rất sớm và thực hiện rất nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1919, ở Pháp đã ban hành Đạo luật về

kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở lên. Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước đã ban hành các Nghị định quy định các quy tắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về phân cấp quản lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công tác quản lý của nhà nước về quy hoạch

đó là cấp xã. Cho đến nay, Luật Đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của nhà nước, cũng như của các cộng đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị. Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ…

Về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai: Mặc dù là quốc gia duy trì chế độ sở hữu tư nhân vềđất đai, nhưng công tác quản lý nhà nước về đất đai của Pháp

sơ địa chính. Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rất quy củ và khoa học, mang tính thời sựđể quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ, trong đó thông tin về

từng thửa đất được mô tảđầy đủ về kích thước, vị trí địa lý, thông tin về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý của thửa đất. Hệ thống này cung cấp

đầy đủ thông tin về hiện trạng, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuếđất và bất động sản công bằng.

Ngoài Pháp thì Mỹ cũng là một trong các quốc gia có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở

hữu tư nhân vềđất đai, các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tếđất nước, vì nó phát huy được hiệu quảđầu tưđể nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội.

Tuy công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất

đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất (thu thuế kinh doanh bất động sản; quy định mức giá thuê đất hoặc thuê bất động sản…). Quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi… bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai

ở Mỹ tương đương với quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sở

hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao nhất cho quyền lợi của quốc gia,

đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện

để phát triển hợp tác đầu tư giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.

2.4.2. Thc tin quá trình chuyn đổi mc đích s dng đất nông nghip Vit Nam

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.096.731 ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.822.593 ha (chiếm 81.04 % tổng diện tích tự nhiên). Diện tích đất bình quân trên đầu người ở Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa kèm theo là những quá trình xói mòn, rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức, quá trình chua hóa, mặn hóa, hoang mạc hóa, cát bay, đá lộđầu, mất cân bằng dinh dưỡng… cùng với chế độ chăm bón chưa phù hợp, tỷ lệ bón phân N : P : K trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100: 29:7 thiếu lân và kali nghiêm trọng dẫn đến diện tích đất đai nước ta nói chung ngày càng giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp. Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%. Vì vậy, đểđảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó, việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta.

Tình hình sử dụng đất cũng như quản lý đất đai của nước ta qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì lại có những điểm mới để phù hợp với quá trình phát triển chung. Trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 1987 thì tình hình quản lý về đất đai đã được cải thiện. Đây là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh quan hệ đất đai, bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước, giao đất ổn định lâu dài. Theo tinh thần của Luật này thì: Kinh tế nông hộđã được khôi phục và phát triển. Các hộ nông dân đã được giao ruộng đất để sử dụng lâu dài, khuyến khích kinh tế tư

nhân trong lĩnh vực khai thác sử dụng đất v.v...Tuy nhiên Luật Đất đai 1987 được soạn thảo trong bối cảnh nước ta bắt đầu đổi mới, vừa tuyên bố xóa bỏ chếđộ quan liêu bao cấp nên còn mang nặng tính chất của cơ chếđó khi soạn luật; do đó đã bộc lộ một số tồn tại sau: Việc tính thuế trong giao dịch đất đai rất khó khăn vì Nhà nước chưa thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị; chưa quy định rõ những cơ sở

pháp lý cần thiết để điều chỉnh về quan hệđất đai trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong quá trình tích tụ tập trung sản xuất trong nông nghiệp và phân công lại lao động trong nông thôn; chính sách tài chính đối với đất đai chưa rõ nét, đặc biệt là giá đất; chưa có điều chỉnh thích đáng đối với những bất hợp lý trong những chính sách cũ vv…

Như vậy giai đoạn này, công tác quản lý đất đai đã bắt đầu đi vào nề nếp và

đặc biệt chú ý tới việc xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp địa phương. Tuy nhiên, đất nông nghiệp đã giao cho nông dân sử dụng lâu dài nhưng công tác quản lý chưa được chặt chẽ.

Sau giai đoạn đổi mới (từ năm 1986 – 1991), chúng ta vẫn còn thiếu nhiều quy

định và ngay cả hệ thống pháp luật đã ban hành cũng còn nhiều bất cập, chưa đáp

ứng được tình hình đổi mới của đất nước. Vì vậy, Hiến pháp 1992 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của Luật Đất đai 1987 và trên cơ sở của Hiến pháp 1992 thì ngày 14 tháng 7 năm 1993 Luật Đất đai năm 1993 đã được Quốc hội khóa IX thông qua.

Luật Đất đai năm 1993 đã chếđịnh cơ sở pháp lý cơ bản để quan hệđất đai ở nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Luật này đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng và hoàn thiện hơn.

Trong quá trình chúng ta thực hiện Luật Đất đai 1993 đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể nhưng cùng với sự phát triển thì một số nội dung của Luật cần Ngày được thay đổi và bổ sung thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của đất nước đặt ra. 26 tháng 12 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật

Đất đai mới – Luật Đất đai 2003. Và trong số các nội dung đổi mới mà Luật đề cập có nội dung về chuyển mục đích sử dụng đất nói chung và chuyển mục đích sử

dụng đất nông nghiệp nói riêng. Như vậy, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc sử dụng đất đúng theo mục đích cũng như hạn chế việc tự ý chuyển đổi mục đích

đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Và cho đến nay chúng ta

đang thực hiện theo Luật Đất đai 2013 cùng với những văn bản dưới Luật để quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách tốt nhất.

Quá trình chuyển mục đích sử dụng đất luôn diễn ra ở mọi thời điểm. Trước kia khi chưa có Luật Đất đai quy định về trình tự, thủ tục chuyển mục đích thì quá

trình chuyển mục đích vẫn luôn diễn ra. Sau khi chúng ta xây dựng luật để quản lý cũng như bảo vệ quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng thì vấn đề

chuyển mục đích sử dụng đất vẫn chưa được quan tâm. Cho đến lần sửa đổi thứ 2 (năm 2001) của Luật Đất đai 1993 thì vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất mới

được đưa ra và chính thức được bổ sung vào các nội dung quản lý Nhà nước vềđất

đai của Luật Đất đai 2003. Hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã kéo theo việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất cũng như chuyển mục đích sử dụng

đất nông nghiệp ngày càng tăng.

Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động mất việc làm (Bộ Xây dựng, 1995) [4].

Tốc độđô thị hoá quá nhanh cùng với sự gia tăng dân sốđã làm ảnh hưởng tới nhiều vấn đề như: vấn đề đói nghèo, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường vv… Đứng trước vấn đề đó ngày 23 tháng 01 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2020” trong quyết định số 10/1998/QĐ-TTG, trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng (Bộ Xây dựng, 1999) [4].

Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những công trình nghiên cứu, hội thảo về quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tốảnh hưởng cũng như các

đề tài liên quan tới vấn đề này. Từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG CHUYỂN đổi mục ĐÍCH sử DỤNG đất TRÊN địa bàn HUYỆN hòa AN, TỈNH CAO BẰNG GIAI đoạn 2010 2014 (Trang 26)