Tác hại của giun sán đối với sức khoẻ đối với con người

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó tại thành phố vĩnh long (Trang 41)

Giun móc: theo Trần Xuân Mai trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (1994) ấu trùng có thể chui qua da người, do không có men phân giải vách tĩnh mạch nên chúng không vào máu được. Tại đây chúng tạo nên những nốt đỏ sần, có bọng nước nhô lên như sợi chỉ, mỗi ngày dài ra vài mm đến vài cm. Cùng với nhận định này theo Georgi Jay. R. (1992) khi ấu trùng chui qua da người sẽ gây nên phản ứng da tạo thành những nốt đỏ gọi là hiện tượng “ấu trùng định cư dưới da”.

Giun đũa (Toxocara canis): theo Georgi Jay. R. (1992), ấu trùng giun đũa chủ yếu ở trẻ em, nó tạo nên hội chứng: “ấu trùng di hành trong nội tạng” và “ấu trùng di hành trong mắt”. Hội chứng “ấu trùng di hành trong nội tạng” gây viêm phổi, gan to (gây bệnh chủ yếu ở trẻ em dưới 3 tuổi). Hội chứng “ấu trùng di hành trong mắt” gây viêm võng mạc mắt (gây bệnh ở trẻ em từ 3-13 tuổi).

Nguyễn Thị Hồng Thê và cs (2004) khảo sát một số đặc điểm của bệnh

Toxocara ở trẻ em nhập viện tại bệnh viên Nhi Đồng 2, dùng kỹ thuật ELISA xét nghiệm 2596 mẫu huyết thanh nghi ngờ Toxocara nội tạng tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1999 đến 2003. Tác giả phát hiện 161 mẫu dương tính. Đa số trẻ em có triệu chứng đau đầu, động kinh, bầm da. Trẻ em có nguy nhiễm cao ở lứa tuổi 4-12 tuổi, đa số ở vùng nông thôn, thường tiếp xúc với chó mèo (73,00%), nghịch đất, ngậm đồ chơi.

Sán dây: được lây truyền bởi trứng sán dây có lẫn trong thức ăn, nước uống. Trẻ em chiếm 75,00% trong số những người bị nhiễm.

30

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung

 Xác định tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại thành phố Vĩnh Long.

 Xác định cường độ, tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở chó theo lứa tuổi.

 Xác định thành phần loài giun sán ký sinh ở chó tại thành phố Vĩnh Long.

3.2 Phương tiện nghiên cứu

Thời gian và địa điểm

Thời gian: từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014.

Địa điểm:

Địa điểm lấy mẫu: phường 2, phường 4, phường 8, phường 9 tại thành phố Vĩnh Long.

Địa điểm định danh mẫu giun sán: phòng thí nghiệm ký sinh trùngBộ môn Thú Y, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, giữa sông Tiền và sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây

Hình 34: Bản đồ thành phố Vĩnh Long

31

Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả nước.

Khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 250C đến 270C, nhiệt độ cao nhất 36,90C, nhiệt độ thấp nhất 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,30C.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Dụng cụ và hóa chất

Dụng cụ

Khay mổ, găng tay, dao mổ, kéo, kẹp, cối sứ, chày, giấy bóng mờ, giấy thấm, viết chì, ống nghiệm, đĩa petri, chai lọ chứa mẫu vật, cá nhựa, kính lúp, kính hiển vi, cân, rây lược phân (81 lỗ/cm2), túi nylon, dây thun, lá kính, phiến kính, lọ đựng mẫu…

Hóa chất

Formol nồng độ 38%, cồn 700C, KOH 10%, nước cất, NaCl tinh chất, Glycerin 50%, Barbagallo,…

Cách pha dung dịch Barbagallo

Formol 38% 30 ml Nacl tinh chất 7,5 g Nước cất 970 ml

Cách pha thuốc nhuộm carmin

Carmin 5g

HCl đậm đặc 2ml Cồn 900 vừa đủ 100ml

Nghiền 5 gram carmin với 2 ml HCl đậm đặc để yên trong 1 giờ sau đó cho cồn vào lắc đều. Đun cách thủy cho đến khi thuốc nhuộm tan hết, tiếp tục cho cồn vào cho đủ 100 ml. Lọc qua giấy lọc và bảo quản trong điều kiện mát.

3.3.2 Phương pháp kiểm tra phân tìm trứng giun sán

3.3.1.1 Đối tượng

Chó có tháng tuổi từ 1-4 tháng, 5-12 tháng, >12 tháng.

3.3.1.2Phương pháp kiểm tra phân tìm trứng giun sán

Các bước tiến hành

 Cách lấy mẫu

Mẫu phân được lấy ngẫu nhiên ở các phường tại thành phố Vĩnh Long, phân được lấy trực tiếp qua hậu môn hoặc ngay khi phân mới được thải ra.

32

Mỗi mẫu phân lấy khoảng 10-15 gram, cho vào túi nylon có ghi số hiệu, buộc chặt lại bằng dây thun.

 Cách ghi chép

Mỗi mẫu được ghi vào phiếu theo dõi gồm có những nội dung: số mẫu, chủ gia súc, địa chỉ, số lượng chó nuôi, giống, màu sắc lông, những biểu hiện bên ngoài, ngày lấy mẫu,...

 Cách bảo quản

Mẫu phân sau khi lấy được bảo quản trong thùng cách nhiệt, nước đá khô và đem về phòng thí nghiệm để kiểm tra. Trong trường hợp mẫu kiểm tra không hết trong ngày, những mẫu còn lại được đưa vào tủ lạnh để bảo quản ở nhiệt độ từ 5-80C và phải được kiểm tra hết trong khoảng thời gian từ 1-3 ngày kể từ ngày lấy mẫu.

Phương pháp phù nổi Willis

Nguyên lý: Trong dung dịch muối NaCl bão hòa, trứng của hầu hết các loại giun sán do có tỷ trọng nhỏ hơn dung dịch muối bão hòa nên trứng giun sán sẽ nổi và tập trung lên bề mặt của dung dịch.

Cách tiến hành

 Cho 1-2 gram phân vào cốc thủy tinh, cho vào đó một ít dung dịch NaCl bão hòa, khuấy cho phân tan.

 Lọc qua rây lược, cho vào lọ penicillin sạch.

 Đậy lá kính lên miệng lọ penicillin, để yên 25-30 phút.

 Lấy lá kính đậy lên phiến kính.

 Kiểm tra trên kính hiển vi, dựa vào hình dáng, tế bào phôi,….để nhận dạng trứng.

3.3.3 Phương pháp mổ khám tìm giun sán

3.3.2.1 Đối tượng

Chó được giết mổ trong lò mổ tư nhân: <1 năm tuổi, 12 năm tuổi, >2 năm tuổi.

3.3.2.2 Phương pháp mổ khám

Áp dụng phương pháp mổ khảo sát từng phần của viện sĩ Skrjabin theo các trình tự:

Chó sau khi giết chết sẽ được mổ khám toàn diện ở một số cơ quan. Hệ tiêu hóa: tách riêng các bộ phận thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, màng treo ruột.

 Thực quản: quan sát bên ngoài, nếu có khối u sẽ mổ ra. Thu thập giun sán cho vào nước sạch để giun chết tự nhiên.

33

 Dạ dày: rạch một đường cong nhỏ, lộn ngược dạ dày để lấy thức ăn ra, gạn rửa tìm giun sán. Quan sát và gắp những con giun sán còn bám trên bề mặt niêm mạc.

 Ruột non: dùng tay vuốt mạnh dọc theo chiều dọc của ruột để dồn các chất chứa vào trong ca nhựa. Gạn rửa, sa lắng chất chứa để tìm giun sán.

 Ruột già: mổ dọc manh tràng và trực tràng tìm giun sán trên niêm mạc ruột.

 Gan và mật: cắt dọc túi mật và ống dẫn mật, dùng tay bóp nhẹ gan để tìm giun sán.

3.3.2.3 Phương pháp bảo quản và định danh mẫu vật

Bảo quản

Giun sán ở từng cơ quan, từng tổ chức được bảo quản riêng từng lọ.

 Đối với giun tròn: trước khi cho vào dung dịch barbagallo để bảo quản, ta phải rửa sạch giun bằng dung dịch nước muối sinh lý, sau đó cho giun vào ống nghiệm có chứa dung dịch bảo quản.

 Đối với sán dây: cần phải lấy được đốt đầu để chúng chết tự nhiên, rửa sạch bằng nước muối sinh lý và bảo quản trong cồn 700.

 Đối với sán lá: để chúng chết tự nhiên, rửa sạch bằng nước muối sinh lý và bảo quản trong cồn 700.

Cách định danh phân loại

 Đối với giun tròn: dùng kẹp gắp giun đặt lên phiến kính, nhỏ vài giọt glycerin 50% để làm trong mẫu vật dễ quan sát.

 Đối với sán dây: dùng kẹp trải sán đặt lên phiến kính, cẩn thận không để đứt phần đầu, nhỏ vài giọt glycerin 50%, đậy phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi.

 Đối với sán lá: dùng kẹp gắp sán lá đặt lên phiến kính, nhỏ vài giọt glycerin 50% và quan sát dưới kính hiển vi.

3.3.2.4 Phương pháp làm tiêu bản vĩnh viễn

Vật liệu

Mẫu giun sán được thu thập và bảo quản, kẹp, ống nghiệm, lọ chứa mẫu, cồn các nồng độ: 500, 600, 700, 800, 850, 900, 950, 960, 99,90, nước cất, Carmin, Baume Canada, HCl đậm đặc, KOH tinh chất, xylen, phiến kính, lá kính, thước kẹp, giấy lọc.

Cách nhuộm

Sán sau khi được ép cho mỏng (1 tuần) được nhuộm theo quy trình:

34

 Vớt ra và rửa với nước 3 lần cho sạch KOH.

 Rút nước bằng cồn (500, 600, 700) mỗi công đoạn mất khoảng 15-30 phút.

 Nhuộm với thuốc nhuộm carmin. Tùy theo độ nhuộm màu của sán, khoảng 5-10 phút.

 Rút nước bằng cồn qua các nồng độ 700, 800, 850, 900, 950, 960, 99,90 mỗi công đoạn 15-30 phút.

 Làm khô mẫu nhanh bằng xylen (3 lọ, mỗi lọ 5 phút).

 Dán mẫu bằng Baume Canada.

Nếu mẫu sán sau khi nhuộm bắt màu quá đậm, tẩy bớt màu của carmin bằng acid alcohol (1cc HCl + 1cc 700).

Công thức tính

 Tỷ lệ nhiễm (%) = (số chó nhiễm/ số chó khảo sát)*100

 Tỷ lệ nhiễm theo tuổi (%) = (số chó nhiễm từng lứa tuổi/ số chó khảo sát từng lứa tuổi)*100

 Cường độ nhiễm = X ± SE

X : số giun sán trung bình trên một chó SE: sai số của số trung bình

Chỉ tiêu theo dõi

 Tỷ lệ nhiễm chung

 Tỷ lệ nhiễm theo tuổi

 Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, thành phần loài giun sán ký sinh theo lứa tuổi.

Xử lý số liệu: so sánh các tỷ lệ nhiễm dùng trắc nghiệm Chi square (phần mềm Minitab 15).

35

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả tình hình nhiễm giun sán ở đường tiêu hóa chó tại thành phố Vĩnh Long qua phương pháp kiểm tra phân phố Vĩnh Long qua phương pháp kiểm tra phân

Chúng tôi tiến hành kiểm tra mẫu phân chó ở 3 lứa tuổi: 1-4 tháng, 5- 12 tháng và trên 12 tháng tuổi. Với tổng số 209 mẫu được thu thập tại 3 phường trong thành phố Vĩnh Long (phường 4 có 36 mẫu, phường 8 có 74 mẫu, phường 9 có 99 mẫu). Kết quả được ghi nhận như sau:

4.1.1 Tình hình nhiễm giun sán tại các địa điểm khảo sát

Bảng 1.Tỷ lệ nhiễm giun sán tại các điểm khảo sát

Địa điểm Tình hình nhiễm chung SMKT SMN TLN (%) Phường 4 36 24 66,67a Phường 8 74 27 36,49b Phường 9 99 44 44,44b Tổng 209 95 45,45

Qua kết quả ở bảng 1 cho thấy với phương pháp kiểm tra phân tìm trứng giun sán ký sinh trong tổng số 209 mẫu phân chó được thu thập tại phường 4, phường 8, phường 9 thì có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm ở 3 địa điểm khảo sát, chó nhiễm giun sán với tỷ lệ 45,45%. Trong đó chó nuôi ở phường 4 nhiễm cao nhất với tỷ lệ 66,67%, phường 9 có tỷ lệ nhiễm 44,44% thấp hơn so với phường 4 và nhiễm thấp nhất tại phường 8 là 36,49%. Kết quả này phù hợp với thực tế khi thu thập mẫu phân tại các phường, cho thấy chó tại phường 8, phường 9 hầu như được nuôi trong nhà, ít có điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nên tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với chó nuôi tại phường 4.

Qua phân tích thống kê cho thấy sự nhiễm giun sán ở chó nuôi tại 3 phường có sự sai khác. Cụ thể chó nuôi ở phường 4 hầu như nuôi thả rong nên có sự sai khác có ý nghĩa với phường 8, phường 9 (P<0,05).

SMKT: số mẫu kiểm tra. SMN: số mẫu nhiễm. TLN (%): tỷ lệ nhiễm

36

4.1.2 Tình hình nhiễm giun sán theo lứa tuổi

Bảng 2.Tỷ lệ nhiễm giun sán ở chó theo lứa tuổi qua phương pháp kiểm tra phân

Lứa tuổi (tháng) Tình hình nhiễm chung SMKT SMN TLN (%) 1-4 27 21 77,78a 5-12 29 17 58,62a >12 153 57 37,25b

a,b,c: chữ giống nhau trong cùng một cột khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Bảng 2 cho thấy chó ở tất cả lứa tuổi đều nhiễm giun sán cụ thể chó 1- 4 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 77,78%, chó ở lứa tuổi 5-12 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 58,62%, chó trên 12 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 37,25%. Tỷ lệ nhiễm có khuynh hướng giảm dần theo lứa tuổi. Do ở những chó trưởng thành được người dân chú trọng tẩy trừ phòng ngừa hơn chó non. Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun sán ở chó từ 1-4 tháng tuổi và 5-12 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chó >12 tháng tuổi (P<0,05).

Bảng 3.Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi giữa các điểm khảo sát

Lứa tuổi (Tháng)

Nhiễm theo địa bàn

Phường 4 Phường 8 Phường 9

SMKT SMN TLN (%) SMKT SMN TLN (%) SMKT SMN TLN (%) 1-4 27 19 70,37 2 2 100,00    5-12 9 5 55,56 10 6 60,00 10 6 60,00 >12    62 19 30,65 89 38 42,70

Qua bảng 3 khi so sánh tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi cho thấy chó nhiễm giun sán với tỷ lệ giảm dần theo lứa tuổi ở các địa bàn khảo sát. Điều này có nghĩa ở những chó non do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, chúng chưa được định kỳ tẩy trừ giun sán vì vậy trong cơ thể chúng luôn mang một số lượng giun nhất định. Đây là những con vật mang trùng, chúng luôn bài thải trứng giun sán ra ngoài môi trường qua phân, cộng với điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều kiện để nguồn bệnh phát triển và tiếp xúc với ký chủ mang mầm bệnh lẫn ký chủ khác.

4.1.3 Kết quả thành phần loài giun sán ký sinh ở chó theo lứa tuổi tại thành phố Vĩnh Long thành phố Vĩnh Long

Qua định danh phân loại chúng tôi ghi nhận được các loài trứng giun sán SMKT: số mẫu kiểm tra. SMN: số mẫu nhiễm. TLN (%): tỷ lệ nhiễm

37

Bảng 4. Thành phần loài giun sán ký sinh ở chó theo lứa tuổi qua phương pháp kiểm tra phân

Qua bảng 4, chúng tôi đã phát hiện chó tại các phường nhiễm 4 loài thuộc lớp NematodaAncylostoma caninum, Uncinaria stenocephala,

Toxocara canis, Toxascaris leonina. Trong đó loài Ancylostoma caninum

chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất với tỷ lệ nhiễm chung 73,68%. Tỷ lệ này cao nhất trong số các loài được tìm thấy ở chó. Loài Uncinaria stenocephala có tỷ lệ nhiễm 23,16% cao thứ 2 trong số các loài được tìm thấy và Toxascaris leonina

là loài có tỷ nhiễm thấp nhất 3,16%. Qua kết quả trên cho thấy giun móc là loài giun tròn ký sinh phổ biến ở chó và nhiễm với tỷ lệ cao. Cao Thanh Bình (2008) khi xác định thành phần loài giun móc ký sinh ở chó tại thành phố Cần thơ cũng như kết quả của Lê Hữu Khương (2005) khi nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở chó tại các tỉnh phía Nam cũng cho biết loài

Ancylostoma caninum có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong tổng số các loài được tìm thấy ở chó.

4.2 Kết quả tình hình nhiễm giun sán ở đường tiêu hóa chó tại thành phố Vĩnh Long qua phương pháp mổ khám phố Vĩnh Long qua phương pháp mổ khám

4.2.1 Tình hình nhiễm giun sán ký sinh theo nhóm tuổi

Bảng 5.Tỷ lệ nhiễm giun sán ở chó theo lứa tuổi bằng phương pháp mổ khám

Loài Nhiễm chung Nhiễm theo tháng tuổi

1-4 5-12 >12 SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) Ancylostoma caninum 70 73,68a 15 71,42 12 70,59 43 75,44 Uncinaria stenocephala 22 23,16b 2 9,52 6 35,29 17 29,82 Toxocara canis 12 12,63c 12 57,14     Toxascaris leonina 3 3,16d 2 9,52   1 1,75 Tuổi (năm) SMKT SMN TLN (%)

Nematoda Cestoda Trematoda

SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) <1 17 17 100,00 17 100,00a 7 41,18b 1 5,88c 1-2 40 38 95,00 38 100,00a 14 37,84b 1 2,63c

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó tại thành phố vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)