Bảng 6.Thành phần loài giun sán ký sinh ở chó theo nhóm tuổi bằng phương pháp mổ khám
Loài Nhiễm chung <1 năm
(n=17) 1-2 năm (n=38) >2 năm (n=6) VTKS SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) SMN TLN (%) Nematoda Ancylostoma caninum RN-RG 60 98,36a 16 94,12 38 100,00 6 100,00 Ancylostoma braziliense RN-RG 50 81,97b 15 88,24 29 76,32 6 100,00 Uncinaria stenocephala RN-RG 20 32,79c 5 29,41 19 34,21 2 33,33 Spirocerca lupi TQ-DD 15 24,59c 1 5,88 11 28,95 3 50,00 Toxascaris leonina RN-DD 4 6,56d 2 11,76 2 5,26 Cestoda Dipylidium caninum RN 21 34,43 7 41,18 12 31,58 2 33,33 Diphyllobothrium latum RN 1 1,64 1 2,63 Spirometra mansoni RN 1 1,64 1 2,63 Trematoda Echinochasmus perfoliatus RN 2 3,28 1 5,88 1 2,63
Qua định danh phân loại các mẫu giun sán ký sinh ở chó tại thành phố Vĩnh Long, chúng tôi đã định danh được 9 loài giun sán thuộc 3 lớp:
Trematoda, Cestoda và Nematoda. Trong đó lớp Nematoda có 5 loài giun tròn:
Ancylostoma caninum (98,36%), Ancylostoma braziliense (81,97%),
Uncinaria stenocephala (32,97%), Toxascaris leonina (6,56%), Spirocerca lupi (24,59%). Lớp Cestoda có 3 loài sán dây: Dipylidium caninum (34,43%),
Diphyllobothrium latum (1,64%), Spirometra mansoni (1,64%). Lớp
Trematoda có 1 loài là Echinochasmus perfoliatus (3,28%).
Trong 5 loài thuộc lớp giun tròn được tìm thấy có 3 loài giun móc ký sinh trên chó là Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala, trong đó loài Ancylostoma caninum chiếm tỷ lệ cao nhất (98,36%). Tiếp đến là Ancylostoma braziliense (81,97%) và thấp nhất là
Uncinaria stenocephala (32,79%). Qua kết quả trên cho thấy giun móc là loài giun tròn ký sinh phổ biến ở chó và nhiễm với tỷ lệ cao. Theo Lê Trung Hoàng (2010) khi điều tra tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở chó tại thành phố Cần Thơ cũng cho biết loài Ancylostoma caninum có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong tổng số các loài được tìm thấy ở chó. Chó 1-2 năm tuổi và trên 2 năm tuổi có tỷ lệ nhiễm cao, kết quả này phù hợp với Phan Địch Lân và cs(2005).
TQ: Thực quản; DD: Dạ dày; RN: Ruột non; RG: Ruột già
VTKS: Vị trí ký sinh; SMN: Số mẫu nhiễm; TLN: Tỷ lệ nhiễm
40
Ngoài loài giun móc ký sinh và gây nhiễm cao trên chó còn có loài
Spirocerca lupi ký sinh phổ biến ở chó với tỷ lệ 24,59%. Tỷ lệ này thấp hơn so với Nguyễn Tuyết Trinh (2010) là 45,10% nhưng phù hợp với Cao Thanh Bình (2008) với tỷ lệ 24,45%. Tỷ lệ tăng dần theo lứa tuổi một cách rõ rệt. Chó <1 năm tuổi nhiễm thấp nhất, tăng dần ở chó 1-2 năm tuổi và cao nhất ở chó >2 năm tuổi. Kết quả này phù hợp với nhận định của Dương Công Thuận, Phạm Sỹ Lăng (1980) là tuổi càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng cao và Nguyễn thị Tố Quyên (2013) là tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi chó. Trong quá trình mổ khám chúng tôi nhận thấy loài Spirocerca lupi ký sinh tạo ra các u cứng, cấu tạo từ những sợi bó mô liên kết co giãn, bên trong chứa đầy chất mủ lỏng màu kem và những con giun cuộn lại thành từng bó quấn lấy nhau, tùy theo số lượng giun ký sinh mà khối u có kích thước lớn hay nhỏ khác nhau.
Loài Toxascaris leonina có tỷ lệ nhiễm 6,56%. Theo Nguyễn Thị Tố Quyên (2013) khi điều tra tình hình nhiễm giun sán ở chó tại thành phố Cần Thơ là 5,88%. Loài Toxascaris leonina có tỷ lệ tương đối thấp và giảm dần theo tuổi, kết quả này phù hợp với nhận định của Lê Hữu Khương (2005) tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm dần theo lứa tuổi. Do chó non mới sinh ra có thể nhiễm giun đũa từ chó mẹ truyền sang qua đường sữa hoặc nhau thai và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
Trong các loài sán dây được tìm thấy thì loài Dipylidium caninum là loài ký sinh phổ biến với tỷ lệ khá cao 34,43%. Theo Nguyễn Khánh Vân (2012) khi diều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên đường tiêu hóa và ký sinh trùng đường máu trên chó tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cho kết quả là 34,00%. Chăm sóc nuôi dưỡng kém, không hợp vệ sinh là điều kiện cho sự phát triển của ký chủ trung gian là bọ chét. Ấu trùng của bọ chét ăn phải trứng sán dây có lẫn trong đất, trong phân hoặc dính ở lông chó,…trứng sán sẽ phát triển thành ấu trùng, khi chó ăn phải ấu trùng có chứa Cystycercoid sẽ bị nhiễm và phát triển thành sán trưởng thành (Nguyễn Văn Đề và Phạm Văn Khuê, 2009).
Loài Spirometra mansoni nhiễm với tỷ lệ thấp 1,64% thấp hơn so với kết quả điều tra tình hình nhiễm sán dây ký sinh ở chó tại thành phố Cần Thơ với tỷ lệ nhiễm 14,94% (Nguyễn Quốc Vinh, 2011). Ngoài ra chúng tôi còn tìm thấy loài Diphyllobothrium latum với tỷ lệ nhiễm thấp 1,64%.
Đối với lớp Trematoda phát hiện được một loài sán lá ký sinh ở đường tiêu hóa chó đó là Echinochasmus perfoliatus với tỷ lệ nhiễm 3,28% thấp hơn so với Nguyễn Thị Tố Quyên (2013) là 23,53%.
41