Đặc điểm kinh tế hiện tại

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu điện năng của tỉnh nghệ an từ năm 2012 đến năm 2020 (Trang 43)

4.2.1. Nhận xét chung

+ Thuận lợi

- Vị trí địa lý của Nghệ An thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường biển là cơ sở quan trọng để mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế, đặc biệt vùng phía Tây của tỉnh liền kề với nước bạn Lào.

- Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú có; Đất, rừng, biển, đồng bằng, khoáng sản, thuỷ hải sản, danh thắng tự nhiên…tạo điều kiện để phát triển công nghiệp đa ngành, trong đó có một số ngành công nghiệp có lợi thế như: Khai khoáng, xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông-lâm-thuỷ hải sản, dịch vụ thương mại, vận tải, cảng biển… và công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

- Nguồn lao động, nhân lực dồi dào, có trình độ giáo dục và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao. Đây là lợi thế, một điều kiện quan trọng để tỉnh Nghệ An đi vào phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao trong tương lai.

- Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển (tuy chưa cao). Cơ sở hạ tầng được cải thiện, đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi, điện lực.

+ Khó khăn

- Từ cuối năm 2007 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn (ban đầu là lạm phát, sau đó lại suy thoái); thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất và đời sống

a. Về tăng trưởng kinh tế

Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2006-2010 vẫn đạt khá (ước đạt 9,54%). GDP bình quân đầu người ước đạt 13,85 triệu đồng năm 2010, cao gấp 2,4 lần năm 2005

Bảng IV.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nghệ An 2006-2010

Hạng mục

Đơn vịtính (tỷđồng) Tăng trưởng bình quân%/năm

2005 TH 2009 DK 2010 06 - 09 06 - 10

1. Tổng GDP (giá 1994) 10.282,13 14.815 16.219 9,57% 9,54%

- Nông- lâm-Ngư 3.537,35 4.229 4.364 4,73% 4,29%

Hạng mục

Đơn vịtính (tỷđồng) Tăng trưởng bình quân%/năm

2005 TH 2009 DK 2010 06 - 09 06 - 10 - Công nghiệp-XD 3.189,36 5.238 6.036 13,21% 13,61% - Dịch vụ 3.555,42 5.348 5.819 10,75% 10,36% 2. Tổng GDP (giá TT) 17.200,29 35.117 40.712 19,46% 18,81% - Nông- lâm-Ngư 5.918,20 10.699 11.753 - Công nghiệp-XD 5.040,41 11.262 13.627 - Dịch vụ 6241,58 13.156 15.332

- Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp tốc độ tăng trưởng có hướng giảm : 2001 – 2009 đạt 4,73%/năm; 2006 – 2010 ước đạt 4,3%/năm.

- Ngành Công nghiệp – Xây dựng tốc độ tăng trưởng đi lên, giai đoạn 2001 – 2009 đạt 13,21%/năm; giai đoạn 2006 – 2010 ước đạt 13,61%/năm, đây là những cố gắng lớn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá nền kinh tế của tỉnh.

- Ngành dịch vụ có mức tăng bình quân thay đổi không nhiều. Giai đoạn 1996 – 2009 đạt 10,75%/năm; 2006 – 2010 ước đạt 10,36%/năm. Nh− vậy ngành dịch vụ ch−a tận dụng đ−ợc lợi thế của tỉnh về diện tích lớn nhất của cả n−ớc, có

đủ vùng đất: sinh thái miền núi, trung du, nghỉ d−ỡng giải trí miền đồng bằng, ven biển và những vùng có giá trị lịch sử, văn hoá quan trọng.

b. Cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 34,41% năm 2005 xuống còn 30,47% năm 2009, ước 2010 còn 28 - 29%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,3% năm 2005 lên 32,07% năm 2009, ước 2010 đạt 33-34%.

Bảng IV.3. Cơ cấu kinh tế theo ngành

Đơn vịtính %

STT Hạng mục 2005 2009 ước 2010

1 - Nông - Lâm – Ngư nghiệp 34,41 30,47 28-29

2 - Công nghiệp - xây dựng 29,3 32,07 33-34

3 - Dịch vụ 36,29 37,46 37-38

4.2.2. Một số đặc điểm chính của các ngành kinh tế

Bảng IV.4. Giá trị sản xuất các ngành

Hạng mục

Đơn vịtính (tỷđồng) Tăng trưởng bình quân%/năm

2005 TH 2009 DK 2010 01 - 09 06 - 10

Giá trịSX (giá 1994) 19.333 29.822 33.413 10,45 11,56

- Nông- lâm-Ngư 5.302 6.595 6.845 5,6 5,24

- Công nghiệp - XD 8.651 15.008 17.502 14,77 15,13

- Dịch vụ 5.380 8.219 9.066 8,84 11,00

a. Nông - lâm - ngư nghiệp

Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tuy bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh những vẫn duy trì được kết quả đáng ghi nhận.

- 2010 ước đạt 5,24%; giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng cao; cơ cấu kinh tế nội ngành và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực. Mục tiêu ổn định lương thực đạt kế hoạch. Đã hình thành, mở rộng và đầu tư thâm canh được nhiều vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp đạt khá. Nhiều mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tập trung, bán công nghiệp được đầu tư phát triển và có hiệu quả. Chăn nuôi đã phát triển theo hướng tập trung, trang trại. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 32% năm 2005 lên ước đạt 36% năm 2010. Lĩnh vực lâm nghiệp tăng trưởng khá, đã sớm thực hiện xã hội hoá nghề rừng, tăng cường khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng và gắn với công tác định canh định cư. Độ che phủ của rừng tăng từ 45% năm 2005 lên 51% năm 2009, dự kiến năm 2010 đạt độ che phủ 53%. Nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản tiếp tục được đẩy mạnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nâng lên gần 22 ngàn ha. Đã làm tốt việc chuyển đổi một số diện tích sản xuất nông nghiệp năng suất thấp vào nuôi trồng thuỷ sản. Năng lực đánh bắt xa bờ được tăng cường. Cơ sở hạ tầng nghề cá được quan tâm đầu tư xây dựng (đã xây dựng được cảng cá Cửa Hội, bến cá Lạch Quèn, Lạch Vạn). Hệ thống sản xuất giống thuỷ sản được đầu tư khá đồng bộ và hiệu quả. Công tác xây dựng nông thôn mới được chú ý. Từng bước giải quyết cơ bản vấn đề ăn, ở, mặc, học hành, chữa bệnh, hưởng thụ văn hoá cho nhân dân. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện

b. Công nghiệp - xây dựng

Ngành công nghiệp - xây dựng giá trị sản xuất tiếp tục tăng trưởng, giai đoạn 2006-2009 đạt 14,77%, ước giai đoạn 2006-2010 tăng 15,13%. Trong đó tăng trưởng GTSX công nghiệp giai đoạn 2006-2009 đạt 14,15% , ước giai đoạn 2006 - 2010 tăng 14,54%. Một số sản phẩm tăng mạnh so với đầu nhiệm kỳ (bia, gạch nung,...). Đã triển khai xây một số nhà máy lớn trên địa bàn (xi măng Đô Lương, nâng cấp 2 nhà máy xi măng Anh Sơn, thủy điện Bản Vẽ, khởi công được 9 dự án thuỷ điện với công suất 724MW, nâng cấp nhà máy bia Vinh lên 50 triệt

lít/năm, xây dựng nhà máy bia Sài Gòn, bia Nam Cấm, rượu Volka 3 triệt lít/năm, bao bì Sabeco,...). Một số nhà máy đi vào sản xuất, bước đầu cho sản phẩm, tạo tiền đề cho phát triển cao hơn của nhiệm kỳ sau (thủy điện Sao Va, thủy điện Bản Cốc, bao bì Sabeco...). Các khu kinh tế, khu công nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển: KCN Bắc Vinh cơ bản lấp đầy; KKT Đông Nam đã được phê duyệt quy hoạch chung; bổ sung được 07 KCN vào QH chung của cả nước (KCN Hoàng Mai, KCN Đông Hồi, KCN Tân Kỳ, KCN Phủ Quỳ, KCN Sông Dinh, KCN Nghĩa Đàn, KCN Tri Lễ), khu kinh tế cửa Khẩu Thanh Thuỷ. Tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh và làng nghề bước đầu khởi sắc.

c. Dịch vụ

Ngành dịch vụ có giá trị sản xuất tăng trưởng khá, giai đoạn 2006-2009 đạt 8,84%, ước giai đoạn 2006-2010 đạt 11%. Dịch vụ có chuyển biến theo hướng đa dạng hoá, một số ngành có tốc độ phát triển cao: Ngành thương mại được tổ chức lại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân. Hoạt động du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng phát triển khá mạnh: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân giai đoạn 2006- 2009 là 20,8%/năm; thu hút khách du lịch tăng khá (năm 2009 thu hút được 2,37 triệu lượt khách du lịch). Công tác quản lý thị trường, quản lý giá cả được quan tâm.

4.2.3. Các lĩnh vực xã hội

a. Giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nghệ An được quan tâm phát triển cả về quy mô và chất lượng. Đã duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; triển khai thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nâng cấp một số trường cao đẳng, đại học cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp, đỗ cao đẳng, đại học, số học sinh gỏi, cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia đạt kết quả khá. Đào tạo và dạy nghề phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đã khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng một số trường đại học, các cơ sở đào tạo chất lượng cao để xây dựng Vinh và Cửa Lò thành trung

tâm đào tạo, dạy nghề vùng Bắc Trung Bộ.

b. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác dân số, gia đình và trẻ em có nhiều tiến bộ. Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh từ tỉnh đến huyện, xã từng bước được củng cố, nâng cấp. Chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm. Đề án nâng cao y đức thầy thuốc bước đầu thực hiện có hiệu quả.

c. Mức sống dân cư và xoá đói giảm nghèo

Nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh trong những năm qua nên đời sống của nhân dân trong tỉnh được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo nguồn thu năm 2002 đạt 236,4 nghìn đồng, năm 2004 đạt 312,6 nghìn đồng, năm 2006 đạt 450,8 nghìn đồng, năm 2008 đạt 750 nghìn đồng.

d. Môi trường sinh thái

Công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng được quan tâm nhiều trong những năm qua, nhiều chương trình phát triển kinh tế kết hợp trồng rừng đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện môi trường sinh thái của tỉnh. Tỷ lệ che phủ rừng liên tục tăng từ 47% năm 2005 lên 51,2% năm 2009 và dự kiến 53% năm 2010.

4.3. Hiện trạng nguồn và lưới điện a. Đánh giá hiện trạng theo số liệu thống kê a. Đánh giá hiện trạng theo số liệu thống kê

* Các nguồn cung cấp điện năng

Tỉnh Nghệ An được cấp điện từ Hệ thống điện miền Bắc thông qua 2 tuyến đường dây 220kV:

- Tuyến 220kV từ TĐ Hoà Bình đi trạm 500kV Nho Quan, qua các trạm 220kV Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghi Sơn đến trạm 220kV Hưng Đông. Đoạn đường dây 220kV Nghi Sơn – Hưng Đông dài 73km, mạch đơn, dây dẫn ACK300. Hiện đang xây dựng thêm mạch 2, dùng dây phân pha ACSR2x330.

- Tuyến 220kV từ trạm 500kV Hà Tĩnh đến trạm biến áp 220kV Hưng Đông dài 65km, mạch kép, dây dẫn ACK300.

Các trạm nguồn 220kV cấp điện cho Nghệ An:

- Trạm 220kV Hưng Đông công suất (2x125)MVA - 220/110/10kV . Dòng tải max năm 2009 là 2x283A, tỷ lệ mang tải 90%. Hiện tại trạm 220kV Hưng Đông cấp điện cho 6 trạm 110kV với công suất max là 186MW và cấp cho Hà Tĩnh 16MW.

- Trạm 220kV Nghi Sơn công suất (2x125)MVA - 220/110/10kV, nằm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia - Thanh Hoá. Dòng tải max năm 2009 là 2x298A, tỷ lệ mang tải 95%. Hiện tại trạm 220kV Nghi Sơn cấp điện cho 6 trạm 110kV phía bắc tỉnh Nghệ An thông qua tuyến dây 110kV mạch kép với Pmax = 110MW.

Nhận xét khả năng cung cấp điện của các đường dây và trạm nguồn 220kV : - Các đường dây 220kV cấp điện cho tỉnh Nghệ An có tiết diện dây nhỏ nhưng hiện tại mới mang tải khoảng 18-37% công suất nên còn nhiều khả năng cấp điện tăng thêm.

- Các trạm 220kV cấp điện cho Nghệ An hiện đã đầy tải, riêng trạm 220kV Nghi Sơn đầu năm 2010 đã quá tải 5%.

- Các trạm 220kV đều được cấp điện từ 2 nguồn tới nên độ tin cậy cấp điện được nâng cao. Tuy vậy các trạm 220kV đều dầy tải nên không có công suất dự phòng khi sự cố máy biến áp dẫn đến độ tin cậy cấp điện lại bị giảm đi.

Theo kế hoạch của EVN, năm 2010 đưa nhà máy thủy điện Bản Vẽ 2x160MW vào vận hành và đường dây mạch kép 220kV Bản Vẽ - Hưng Đông dài 2x173.8km dây dẫn ACSR2x300 vào vận hành đồng bộ với TĐ.Bản Vẽ.

* Lưới điện

Lưới điện 110kV

Hiện tại tỉnh Nghệ An được cấp điện từ 12 trạm 110kV với tổng dung lượng đặt là 533MVA, cụ thể:

+ Trạm 110kV Hưng Đông (E15-1): được xây dựng tại xã Hưng Đông-TP Vinh qui mô công suất (25+63)MVA điện áp 110/35/10kV (máy 25MVA) và 110/35/22kV (máy 63MVA). Đây là trạm nối cấp của trạm 220kV Hưng Đông. Trạm 110kV Hưng Đông cấp cho phụ tải phía Bắc TP Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Pmax = 63MW, mang tải 79,5%

+ Trạm 110kV Nghĩa Đàn (E15-2): công suất (1x25)MVA-110/35/10kV, cấp điện cho huyện Nghĩa Đàn và 1 phần các huyện Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Pmax = 20MW, mang tải 88,9%.

+ Trạm 110kV Quỳ Hợp (E15-3): công suất (1x25)MVA - 110/35/10kV cấp điện cho các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Pmax = 14MW, mang tải 62,2%.

+ Trạm 110kV Đô Lương (E15-4): công suất (2x25)MVA - 110/35/10kV, cấp điện cho các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, và 1 phần huyện Yên Thành, Pmax = 45MW, mang tải 100%.

+ Trạm 110kV Quỳnh Lưu (E15-5): công suất (2x25)MVA, trong đó máy biến áp T1 25MVA - 110/35/22kV, máy biến áp T2 25MVA-110/35 /10kV. Trạm 110kV Quỳnh Lưu cấp điện cho phụ tải các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và 1 phần huyện Yên Thành, Pmax = 35MW, mang tải 77,8%.

+ Trạm 110kV Hoàng Mai (E15-6): công suất (2x25)MVA-110/6kV, là trạm chuyên dùng cấp riêng cho dây chuyền sản xuất NM Xi măng Hoàng Mai - huyện Quỳnh Lưu, Pmax = 23MW, mang tải 51,1%.

+ Trạm 110kV Bến Thuỷ (E15-7): công suất (25+40)MVA-110/35/22kV, cấp điện cho phía nam TP.Vinh, huyện Nghi Lộc và huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh, Pmax = 52MW, mang tải 88,9%.

+ Trạm 110kV Cửa Lò (E15-8): công suất (25+40)MVA-110/35/22, cấp điện cho Thị xã Cửa Lò và 1 phần phía nam huyện Nghi Lộc, Pmax = 13MW, mang tải 22,2%.

+ Trạm 110kV Tương Dương (E15-9): công suất (1x25)MVA-110/35/6kV, cấp điện cho các huyện: Con Cuông, Kỳ Sơn, và Tương Dương, Pmax = 15MW, mang tải 66,7%.

+ Trạm 110kV Thanh Chương (E15-11): công suất (1x25)MVA- 110/35/10kV, cấp điện cho các huyện: Thanh Chương và một phần phía Bắc huyện Nam Đàn, Pmax = 15MW, mang tải 66,7%.

+ Trạm 110kV Diễn Châu (E15-13): công suất (1x16)MVA-110/35/10kV, cấp điện cho Diễn Châu và một phần các huyện: Yên Thành và Nghi Lộc, Pmax = 15MW, mang tải 104,2%.

+ Trạm 110kV Truông Bành (E15-12): công suất (1x40)MVA-110/35kV, là trạm của nhà máy thủy điện Bản Cốc để gom các thủy điện phát lên lưới 110kV, hiện tại trạm cấp điện cho thi công thủy điện, Pmax = 3MW, mang tải 8,3%.

Hiện tại có 4 xuất tuyến 110kV xuất phát từ các trạm 220kV cung cấp điện cho phụ tải của tỉnh Nghệ An, tình trạng vận hành các tuyến 110kV như sau:

- Tuyến 110kV mạch đơn đi Tương Dương (160,5km), đoạn đầu từ Hưng Đông – Đô Lương dây dẫn tiết diện nhỏ (ACY-150), tải công suất lớn, đã quá tải 102,2%. Để chống quá tải cho đường dây này, cần thiết xây dựng và đưa vào sớm trạm 220kV Đô Lương. Hiện tại trạm đang được đầu tư xây dựng, dự kiến có thể

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu điện năng của tỉnh nghệ an từ năm 2012 đến năm 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)