4.1.1. Vị trí địa lý
Nghệ An là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có địa giới: - Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh - Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây và Tây Nam giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với 419 km đường biên giới.
Diện tích đất tự nhiên: 16.488km2 là tỉnh có diện tích lớn nhất đối với các tỉnh thành của cả nước.
Nghệ An nằm trên các trục giao thông quan trọng Quốc lộ 1 dài 91 km, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam dài 94 km xuyên suốt qua phía Bắc và phía Nam của tỉnh. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 291km về phía Nam được xác định là trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An có bờ biển dài 82km, cảng Cửa Lò năng lực tiếp nhận tàu 1 vạn tấn, khả năng nâng cấp đạt công suất 3,5 triệu tấn vào năm 2010, 6-8 triệu tấn vào năm 2020; có 6 cửa lạch rất thuận lợi cho việc giao lưu bằng đường biển với các tỉnh thành trong nước và quốc tế.
4.1.2. Dân số và cơ cấu hành chính
Dân số trung bình của Nghệ An: 3.123.084 người. Mật độ dân số toàn tỉnh : 189 người/km2
Nghệ An có 20 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh gồm:
- Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh - 2 thị xã: Cửa Lò,Thái Hoà
4.1.3. Địa hình
Nghệ An ở phía Đông – Bắc dãy Trường Sơn có độ dốc thoải dần từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam, đồi núi chiếm 83%, diện tích của tỉnh.
Vùng núi của Nghệ An có nhiều ngọn núi cao, tiêu biểu nhất là dãy núi Pu Xai Lai Leng thuộc huyện Kỳ Sơn với đỉnh cao 2.711m so với mặt biển. Ngoài ra còn có núi Pu Soong, Pu Tông Chinh, Phu Long đều cao hơn 2000m.
Địa hình bị chia cắt bởi những dòng sông có độ dốc lớn và những dãy núi xen kẽ là trở ngại lớn cho việc phát triển giao thông, dịch vụ thương mại, tiêu thụ sản phẩm của người dân vùng cao.
4.1.4. Khí hậu thuỷ văn
Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu chuyển tiếp vừa mang đặc tính khí hậu lạnh của miền Bắc, vừa mang đặc tính nóng của miền Nam.
Nhiệt độ trung bình năm: 23 - 250C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33oC, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7oC. Nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19oC.
Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2 lượng mưa chỉ đạt 7-60 mm/tháng.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.
Độ ẩm trung bình năm dao động từ 80-90%; số giờ nắng trong năm: 1500 -1.700 giờ, bức xạ mặt trời 74,6 Kcal/cm2.
Nhìn chung, Nghệ An nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù, phân định rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển. Song khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây Nam gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp.
4.1.5. Tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Trong tổng số 1.648.820 ha đã điều tra, sau khi trừ diện tích sông suối và núi đá còn lại 1.572.666 ha gồm hai nhóm chính: đất thủy thành và đất địa thành, cụ thể:
Bảng IV.1: Phân loại đất tỉnh Nghệ An
Tên đất Diện tích(ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích toàn tỉnh 1.648.820
Trong đó: Diện tích các loại đất (đã trừ
sông suối, núi đá) 1.572.666 100,00
I. Đất thuỷ thành 247.774 15,75 - Trong đó: Nhóm đất phù sa, dốc tụ 163.202 65,87 II. Đất địa thành - Trong đó: 1.324.892 84,25 + Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi (từ 170 - 200m) 383.121 24,40
+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên núi thấp (từ
170- 200m đến 800-1.000m) 568.264 36,20
+ Nhóm đất mùn vàng trên núi (800–
1.000m đến 1700–2.000m) 302.069 19,24
b. Tài nguyên sông, ngòi
Hệ thống sông ngòi trong tỉnh khá dày, mật độ khoảng 0,6 – 0,7km/km2. Lớn nhất là sông Cả, dài 375 km có diện tích lưu vực 17.730 km2, chiếm 80% diện tích mặt nước toàn tỉnh
Do lượng nước mưa tương đối lớn, nguồn nước ở các sông khá dồi dào. Trên hệ thống sông ngòi có 117 thác nước lớn nhỏ, cho phép nghiên cứu tận dụng xây
dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi : hồ, đập, các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ. Đã có những dự án thuỷ điện lớn như: Bản vẽ (320MW); Hủa Na (180MW); Khe Bố (96MW), …
c. Tài nguyên biển
Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50-1.000 tấn ra vào là điều kiện thuận lợi cho phát triển cảng biển.
Trữ lượng các loại hải sản Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn tấn/năm. Các bãi tôm chính ở vịnh Diễn Châu, Lạch Quèn, Cửa Hội có nhiều loài, trong đó nổi bật là tôm hùm, tôm he, tôm rảo, tôm bột, tôm sắt cho giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, có nhiều loài thuộc mực ống, mực nang; các loại trai, sò, cua, ốc biển…
Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương ..., nước sạch, sóng không lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông. Ngoài ra, còn có một số đảo có thể làm công viên du lịch tốt như đảo Ngư, đảo Lan Châu.
Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển vận tải biển, trong đó cảng Cửa Lò và cảng cá Cửa Hội. Cảng Cửa Lò được xác định là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc - Trung Bộ, cửa ngõ vận tải quá cảnh cho nước bạn Lào và vùng Đông - Bắc Thái Lan.
d. Tài nguyên rừng
Nghệ An có diện tích lâm nghiệp lớn trong cả nước, có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Rừng Nghệ An có hệ động, thực vật vô cùng phong phú với gần 3000 loài thực vật bậc cao, trong đó có gần 50 loài quý hiếm được ghi vào “Sách đỏ Việt Nam”. Đã phát hiện thấy 70 loài thú, trên 300 loài chim, 35 loài bò sát … Cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học đã phát hiện 3 loài thú mới: Sao La, Mang Lớn, Mang
Trường Sơn. Tổng trữ lượng gỗ hiện còn khoảng 50 triệu m3 trong đó có tới 425 ngàn m3 gỗ pơmu. Trữ lượng tre, nứa, mét có khoảng trên 1 tỷ cây.
Rừng Nghệ An còn có nhiều loại thân gỗ, thân thảo và các loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ. Các loại lâm sản quý khác như song, mây, quế, cánh kiến đỏ... là nguồn nguyên liệu quý cho phát triển sản xuất và xuất khẩu.
e. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn khoáng sản của Nghệ An khá đa dạng, có đủ loại từ khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý, đến các loại như thiếc, bô xít, phốt pho rít v.v… và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Các loại khoáng sản chủ yếu có điều kiện khai thác bao gồm:
- Thiếc: là kim loại màu có trữ lượng lớn nhất ở tỉnh Nghệ An, phân bố rộng ở các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ... gồm có quặng gốc và sa khoáng. Trữ lượng trên 82.000 tấn thiếc tinh luyện.
- Đá trắng: là nguyên liệu dùng nhiều trong các ngành công nghiệp như sơn, giấy, hoá mỹ phẩm, các loại phụ gia..., tập trung ở Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Quỳ Châu, với trữ lượng gần 310 triệu tấn, hiện nay mới được thăm dò đánh giá trữ lượng, chất lượng tại ba khu vực trên địa bàn huyện Quỳ Hợp với trữ lượng trên 800 triệu tấn.
- Đá vôi: có nhiều ở Hoàng Mai, Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ với trữ lượng được đánh giá trên 4 tỷ tấn.
- Đá Rionít xây dựng: Tổng trữ lượng trên 540 triệu m3, trong đó đã điều tra thăm dò trên 139 triệu m3.
- Đá ốp lát: có đến 11 điểm mỏ với trữ lượng hàng triệu m3. Có một số mỏ tại Con Cuông, Quỳ Hợp, Anh Sơn có màu sắc đẹp, tại Tân Kỳ có một số điểm mỏ đá granit có tiềm năng cho sản xuất công nghiệp.
- Đá quý: có ở vùng Quỳ Châu, Quỳ Hợp diện tích 400 km2 với trữ lượng dự báo 50 tấn.
- Đá sét: có nhiều ở khắp các vùng trên địa bàn tỉnh với trữ lượng đánh giá 18,6 triệu tấn.
Kỳ, Nhân Sơn, Trù Sơn - Đô Lương, Nghi Văn - Nghi Lộc có trữ lượng trên 9 triệu tấn sét, 200 ngàn tấn cao lanh, thích hợp làm nguyên liệu sản xuất gốm sứ, vật liệu chịu lửa.
- Cuội sỏi xây dựng: phân bố dọc theo các sông lớn như sông Cả, sông Con, sông Hiếu và các suối lớn trong vùng. Trữ lượng dự tính trên 97 triệu m3, trong đó đã đánh giá trữ lượng là 50 triệu m3.
- Vàng: Có đến 15 điểm mỏ gồm có quặng gốc, sa khoáng phân bố trên các địa bàn Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu... trong đó mỏ vàng Tà Sỏi tại Quỳ Châu có trữ lượng dự báo 8.000 kg.
- Quặng sắt: Trên địa bàn tỉnh có đến 22 điểm mỏ, có tổng trữ lượng đạt 6.200.000 tấn, phân bố trên nhiều huyện
- Than: Có 5 điểm mỏ trên 4 triệu tấn, trong đó than Khe Bố đạt 2.235.000 tấn. - Đá bazan: Có nhiều ở Phủ Quỳ với trữ lượng dự báo trên 400 triệu tấn,
- Nước khoáng: có tại bản Khạng (Quỳ Hợp), Giang Sơn (Đô Lương), Nậm Giọt (Tân Kỳ), Bắc Thành (Yên Thành) và Kim Đa (Tương Dương).
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều khoáng sản như ba-rít, phốt-pho-rít, than bùn nhưng với quy mô nhỏ, ít thuận tiện trong việc khai thác.
g. Tài nguyên du lịch
Miền biển Nghệ An có những bãi biển đẹp như Cửa Lò, bãi tắm dài trên
10km, Nghi Thiết, Quỳnh Phương, thì ở vùng cao có rừng nguyên sinh Pù Mát (còn gọi là vườn quốc gia) thuộc địa phận 3 huyện Anh Sơn. Con Cuông, Tương Dương rộng 91.000 ha. Đây là khu rừng nguyên sinh có hệ thực vật đa dạng, phong phú với hơn 896 loài thực vật bậc cao, có 220 loài cây thuốc quý (Hà Thủ Ô, Thổ Phục Linh, Ba Kích, Hoài Sơn …). Hệ động vật có thể kể: hổ, báo hoa mai, báo gấm, … Nơi đây có đàn voi lớn nhất Việt Nam. Trong vùng đó còn có thác Khe Kèm, thác Sao Va, đỉnh Pu Lai Leng và hệ thống di tích danh thắng kỳ thú, hang động ở đường 48 như Thẩm Ồm, Hang Bua, Hang Poòng. Đó là những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng vô giá có sức cuốn hút mạnh du khách.
đất có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Tiêu biểu như bảo tàng Quỳ Châu, di tích Phan Bội Châu, đền thờ Mai Hắc Đế. Đặc biệt, khu di tích Kim Liên, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị lịch sử văn hoá muôn đời là một trong 20 khu du lịch quốc gia được ưu tiên đầu tư của Tổng Cục Du lịch.
Nghệ An có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, kết hợp du lịch cảnh quan văn hoá lịch sử và nghỉ dưỡng, sẽ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tương lai của tỉnh.
4.2. Đặc điểm kinh tế hiện tại 4.2.1. Nhận xét chung 4.2.1. Nhận xét chung
+ Thuận lợi
- Vị trí địa lý của Nghệ An thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường biển là cơ sở quan trọng để mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành trong cả nước và quốc tế, đặc biệt vùng phía Tây của tỉnh liền kề với nước bạn Lào.
- Nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú có; Đất, rừng, biển, đồng bằng, khoáng sản, thuỷ hải sản, danh thắng tự nhiên…tạo điều kiện để phát triển công nghiệp đa ngành, trong đó có một số ngành công nghiệp có lợi thế như: Khai khoáng, xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông-lâm-thuỷ hải sản, dịch vụ thương mại, vận tải, cảng biển… và công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.
- Nguồn lao động, nhân lực dồi dào, có trình độ giáo dục và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao. Đây là lợi thế, một điều kiện quan trọng để tỉnh Nghệ An đi vào phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao trong tương lai.
- Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển (tuy chưa cao). Cơ sở hạ tầng được cải thiện, đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi, điện lực.
+ Khó khăn
- Từ cuối năm 2007 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn (ban đầu là lạm phát, sau đó lại suy thoái); thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất và đời sống
a. Về tăng trưởng kinh tế
Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2006-2010 vẫn đạt khá (ước đạt 9,54%). GDP bình quân đầu người ước đạt 13,85 triệu đồng năm 2010, cao gấp 2,4 lần năm 2005
Bảng IV.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nghệ An 2006-2010
Hạng mục
Đơn vịtính (tỷđồng) Tăng trưởng bình quân%/năm
2005 TH 2009 DK 2010 06 - 09 06 - 10
1. Tổng GDP (giá 1994) 10.282,13 14.815 16.219 9,57% 9,54%
- Nông- lâm-Ngư 3.537,35 4.229 4.364 4,73% 4,29%
Hạng mục
Đơn vịtính (tỷđồng) Tăng trưởng bình quân%/năm
2005 TH 2009 DK 2010 06 - 09 06 - 10 - Công nghiệp-XD 3.189,36 5.238 6.036 13,21% 13,61% - Dịch vụ 3.555,42 5.348 5.819 10,75% 10,36% 2. Tổng GDP (giá TT) 17.200,29 35.117 40.712 19,46% 18,81% - Nông- lâm-Ngư 5.918,20 10.699 11.753 - Công nghiệp-XD 5.040,41 11.262 13.627 - Dịch vụ 6241,58 13.156 15.332
- Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp tốc độ tăng trưởng có hướng giảm : 2001 – 2009 đạt 4,73%/năm; 2006 – 2010 ước đạt 4,3%/năm.
- Ngành Công nghiệp – Xây dựng tốc độ tăng trưởng đi lên, giai đoạn 2001 – 2009 đạt 13,21%/năm; giai đoạn 2006 – 2010 ước đạt 13,61%/năm, đây là những cố gắng lớn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá nền kinh tế của tỉnh.
- Ngành dịch vụ có mức tăng bình quân thay đổi không nhiều. Giai đoạn 1996 – 2009 đạt 10,75%/năm; 2006 – 2010 ước đạt 10,36%/năm. Nh− vậy ngành dịch vụ ch−a tận dụng đ−ợc lợi thế của tỉnh về diện tích lớn nhất của cả n−ớc, có
đủ vùng đất: sinh thái miền núi, trung du, nghỉ d−ỡng giải trí miền đồng bằng, ven biển và những vùng có giá trị lịch sử, văn hoá quan trọng.
b. Cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 34,41% năm 2005 xuống còn 30,47% năm 2009, ước 2010 còn 28 - 29%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 29,3% năm 2005 lên 32,07% năm 2009, ước 2010 đạt 33-34%.
Bảng IV.3. Cơ cấu kinh tế theo ngành
Đơn vịtính %
STT Hạng mục 2005 2009 ước 2010
1 - Nông - Lâm – Ngư nghiệp 34,41 30,47 28-29