Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế xã hội tới 2020

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu điện năng của tỉnh nghệ an từ năm 2012 đến năm 2020 (Trang 67 - 77)

a. Công nghiệp – Xây dựng

- Ưu tiên phát triển công nghiệp nhằm tạo sự tăng trưởng cao để tăng nhanh tỷ trọng GDP, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách và kích thích phát triển các ngành dịch vụ, nông nghiệp. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GTSX Công nghiệp tăng bình quân 16-17%/ năm. Từng bước xây dựng và phát triển các sản phẩm có thương hiệu lớn trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung chỉ đạo nhóm sản phẩm có lợi thế của tỉnh như: công nghiệp chế biến nông lâm sản; đồ uống; thuỷ điện; xi măng; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học; dệt may, da giày; hàng thủ công mỹ nghệ; các dự án công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các dự án công nghiệp quy mô lớn của Nghệ An và các khu kinh tế Nghi Sơn, Vũng Áng.

- Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất các sản phẩm tạo nguồn thu lớn (bia, xi măng), các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản gắn với vùng nguyên liệu, sử dụng nhiều lao động. Phấn đấu đến năm 2015, đưa Nghệ An thành một trong các trung tâm sản xuất xi măng lớn của cả nước, tăng công suất thêm 5 triệu tấn (xi măng Tân Thắng và xi măng Tân Kỳ), đến năm 2015 có tổng công suất 7 triệu tấn, sản lượng xi măng đạt khoảng 6,4 triệu tấn. Triển khai xây dựng các nhà máy thuỷ điện theo quy hoạch được duyệt, đưa công suất các nhà máy thuỷ điện đạt 800 - 850MW, thu hút đầu tư trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập công suất 2400MW, phấn đấu sản lượng điện đạt 2,9-3,1 tỷ KWh. Tiếp tục nâng công suất các nhà máy bia để đạt công suất 250 triệu lít/năm. Đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy đường để đạt công suất ép 15.000 tấn mía/ngày. Hạn chế việc bán sản phẩm thô, đẩy

mạnh xuất khẩu sản phẩm tỉnh chế, đưa công suất chế biến đá trắng lên trên 1 triệu tấn/năm. Nâng công suất chế biến sữa lên 40-50 triệt lít/năm. Ổn định sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy nước hoa quả ở Quỳnh Lưu. Thu hút thêm nhà máy chế biến thực phẩm (thịt, rau quả).

- Ngoài các nhóm sản phẩm chủ lực trên cần tiếp tục thu hút đầu tư vào các nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng xuất khẩu: dệt may, chế biến nông, lâm sản, các loại vật liệu xây dựng khác; sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học; hàng thủ công mỹ nghệ,... và tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm chủ lực mới, có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của tỉnh như luyện kim, cơ khí chế tạo, thiết bị kỹ thuật điện, công nghệ thông tin, các dự án công nghiệp phụ trợ phục vụ cho các dự án công nghiệp quy mô lớn của Nghệ An và các khu kinh tế Nghi Sơn, Vũng Áng.

- Từng bước đồng bộ hoá hệ thống cơ sở hạ góp phần giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu và bổ sung hoàn thiện các chính sách về thu hút đầu tư theo các lĩnh vực ưu tiên. Làm tốt công tác GPMB để thu hút đầu tư. Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm theo quy hoạch được duyệt. Chú trọng xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An trở thành địa bàn phát triển có tính đột phá của tỉnh, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Xây dựng khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thuỷ làm trung điểm hợp tác kinh tế với Lào và Thái Lan. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển TTCN, làng nghề ở các huyện. Phấn đấu đến năm 2015 có 150 làng nghề đạt tiêu chuẩn.

Phát triển các khu kinh tế, các KCN, cụm công nghiệp – TTCN Khu kinh tế

Triển khai thực hiện đề án Khu kinh tế Đông Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của tỉnh.

Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) có hai phân khu chức năng chính là khu phi thuế quan và khu thuế quan.

- Khu phi thuế quan có diện tích khoảng 300-360 ha, là khu vực gắn với cảng Cửa Lò. Trong đó có khu cảng tự do, khu thương mại dịch vụ, khu kho ngoại quan

và khu chế xuất (KCX).

- Khu thuế quan, bao gồm các khu chức năng sau: Các KCN tập trung; khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng; các khu du lịch; các khu đô thị, dân cư; khu hành chính trung tâm.

Khu công nghiệp

Các KCN hiện có

- KCN Bắc Vinh thuộc địa phận xã Hưng Đông, thành phố Vinh, quy mô 143ha; giai đoạn I 60ha hiện đã lấp đầy; giai đoạn II 83ha, do vị trí KCN nằm sâu trong khu vực nội thành nên đã có chủ trương dừng lại ở giai đoạn I.

- KCN Cửa Lò, bên cạnh QL 46 thuộc Thị xã Cửa Lò, có diện tích 50ha, do vị trí KCN nằm sát khu trung tâm thị xã nên cũng đã có chủ trương dừng lại ở 10ha đã cấp cho 2 dự án.

- KCN Nam Cấm thuộc 3 xã: Nghi Long, Nghi Xá và Nghi Thuận huyện Nghi Lộc có diện tích 327,83ha, hiện đã lấp đầy. KCN Nam Cấm nằm trong KKT Đông Nam, dự kiến sẽ được mở rộng đến các xã: Nghi Thuận, Nghi Long, Nghi Hưng và Nghi Phương của huyện Nghi Lộc, diện tích KCN sau khi mở rộng là 1.500ha

- KCN Thọ Lộc nằm trong KKT Đông Nam trên địa bàn các xã: Diễn Thọ, Diễn Lộc, Diễn An và Diễn Phú thuộc huyện Diễn Châu; diện tích quy hoạch khoảng 1.300ha.

Các KCN dự kiến bổ sung đến năm 2020

- KCN Hoàng Mai thuộc 3 xã: Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện và Quỳnh Vinh huyện Quỳnh Lưu có diện tích khoảng 1.500ha; giai đoạn I diện tích 292ha đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt; giai đoạn II đến năm 2015 dự kiến mở rộng với diện tích tăng thêm khoảng 700-800ha; ngoài năm 2015 nâng diện tích lên 1.500ha. Đây là KCN tổng hợp với các ngành nghề chủ yếu: vật liệu xây dung, luyện kim, cơ khí lắp ráp chế tạo máy, hoá chất, chế biến gỗ và công nghiệp phục vụ hoá lọc dầu.

- KCN Đông Hồi thuộc xã Quỳnh Lập huyện Quỳnh Lưu có diện tích khoảng 1.200ha bao gồm cả khu vực cảng biển; là KCN cảng với các ngành công nghiệp chủ yếu gắn với khai thác biển và cảng biển như: Nhiệt điện, bột giấy, sản xuất sô

đa, cơ khí sửa chữa, đóng mới tầu thuyền… Hiện Công ty cổ phần đầu tư và thương mại đầu khí Nghệ An đã đươc UBND tỉnh Nghệ An chấp thuận cho làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Đông Hồi.

- KCN Tân Kỳ nằm trên địa bàn xã Đông Phú và nông trường Sông Con huyện Tân Kỳ; quy mô xây dựng khoảng 1.500ha. Đây là KCN xi măng có công suất lớn không những của Nghệ An mà còn của khu vực và cả nước; công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản như đá ốp lát granit, đá marble tự nhiên, đá trắng siêu mịn, ngói cao cấp và các nghành công nghiệp khác như: Cơ khí chế tạo, chế biến nông lâm sản, phân bón, sản xuất hàng tiêu dùng…

- KCN Sông Dinh nằm trên địa bàn xã Minh Hợp huyện Quỳ Hợp; quy mô xây dựng với diện tích 650ha; là KCN chế biến nông lâm sản như: mía đường, đồ hộp thực phẩm, hoa quả, đồ gỗ…, công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản như: Thiếc tinh luyện, đá trắng siêu mịn, nước khoáng đóng chai, công nghiệp cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng…

- KCN Tây Vinh nằm trên địa bàn xã Nghi Vạn huyện Nghi Lộc và xã Nghi Kim Thành phố Vinh; quy mô xây dựng với diện tích khoảng 300ha. Đây là KCN tổng hợp với các ngành nghề như: Cơ khí chế tạo, phụ tụng; công nghiệp hàng tiêu dùng như: Dệt may, da dày, điện tử, điện lạnh cao cấp, thiết bị điện, đồ điện chất lượng cao; công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản…

- KCN Phủ Quỳ được xây dựng tại khu vực nông trường đông Hiếu thuộc thị xã Thái Hoà; quy mô xây dựng với diện tích khoảng 600ha; là KCN chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa…

- KCN Tri Lễ thuộc xã Khai Sơn huyện Anh Sơn; có diện tích 200ha; là KCN tổng hợp các ngành nghề.

- KCN Nghĩa Đàn thuộc xã Nghĩa Hội huyện Nghĩa Đàn; có diện tích khoảng 750ha; là KCN chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp cơ khí…

Bảng IV-10. Tổng hợp chung quy hoạch các KCN Nghệ An đến năm 2020

TT KCN Địa điểm thành lập KCN đã (ha)

Quy mô (ha) Ghi chú

2010 2015 2020

1 KCN Bắc Vinh TP Vinh 143 60 60 60

2 KCN Cửa Lò TX Cửa Lò 50 10 10 10

3 KCN Nam Cấm Nghi Lộc 327 1.500 1.500 1.500 MR theo KKTĐN 4 KCN Thọ Lộc Diễn Châu - 1.300 1.300 1.300 Theo

QH KKTĐ N

5 KCN Hoàng Mai Quỳnh Lưu - 292 700 1.500 Thành lập mới

6 KCN Đông Hồi Quỳnh Lưu - 600 900 1.200 "

7 KCN Tân Kỳ Tân Kỳ - 500 1.000 1.500 "

8 KCN Sông Dinh Quỳ Hợp - - 300 650 "

9 KCN Phủ Quỳ TX Thái Hoà - - 300 600 "

10 KCN Tây Vinh Nghi Lộc - - 200 300 "

11 KCN Tri Lễ Anh Sơn - - 200 300 "

12 KCN Nghĩa Đàn Nghĩa Đàn - - 300 750 "

Cụm công nghiệp và các làng nghề TTCN

Trong giai đoạn 2006-2020, tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các cụm công nghiệp tại địa bàn các huyện, phấn đấu mỗi huyện có ít nhất từ 1-2 cụm công nghiệp. Giai đoạn 2006-2010, tập trung hoàn thành các khâu quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng của 23 cụm công nghiệp đã được UBND tỉnh ra Quyết định thành lập, dự kiến các cụm công nghiệp này có tổng diện tích gần 490 ha. Giai đoạn sau 2010, đầu tư 15 cụm công nghiệp với quy mô diện tích khoảng 300 ha: KCN nhỏ Con Cuông 30ha, KCN nhỏ Tương Dương 20ha, KCN nhỏ Thái Hoà 35ha,…

Ngoài ra, cần tập trung xây dựng các làng nghề TTCN trên địa bàn các huyện, mục tiêu đến năm 2020 là xây dựng khoảng 1.000 làng có nghề TTCN, trong đó làng nghề được công nhận là 200-220 làng.

b. Dịch vụ

- Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế và tạo giá trị cao như: thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng, đào tạo nhân lực, giáo dục, chăm sóc y tế, tài chính, tín dụng, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, bưu chính viễn thông. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ: du lịch, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin.

- Nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, nhất là hoạt động du lịch. Mở rộng mạng lưới và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ ngân hàng. Hiện đại hoá và nâng cao năng lực thông tin truyền thông, công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm) ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý, sản xuất kinh doanh, dịch vụ công qua mạng.

- Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, trong đó chú trọng xây dựng chợ tại địa bàn nông thôn, miền núi, trung tâm thương mại – siêu thị tại thành phố, thị xã, thị trấn. Đặc biệt xây dựng trung tâm thương mại Vinh - Cửa Lò tầm quốc gia nhằm chủ động tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong tỉnh, đảm bảo nhu cầu hàng hoá cho sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh, nhất là những mặt hàng đã có thị trường như: lạc nhân, bột sắn, cao su, chè, hải sản, dệt may, xi măng, gỗ mỹ nghệ, đá trắng, thiếc.

- Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành trung tâm về dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo và y tế của khu vực Bắc Trung bộ với mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội tăng bình quân 15-18%/năm. Xây dựng công viên công nghệ thông tin tại Nghệ An. Phấn đấu đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 500-550 triệu USD (trong đó xuất khẩu hàng hoá đạt khoảng 300-400 triệu USD), thu hút khoảng 3,5-4 triệu lượt khách du lịch; tổng mức huy động vốn trên địa bàn qua ngân hàng tăng bình quân 20-25%/năm, nâng tỉ lệ vốn cho vay trung và dài hạn lên trên 60-65%; đạt chỉ 94-95 thuê bao điện thoại/100 dân và 45 thuê bao internet/100 dân.

c. Nông - Lâm - Ngư nghiệp

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tập trung xây dựng nông thôn mới. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Đảm bảo an ninh nông thôn, góp phần ổn định chính trị xã hội, tạo tiền đề và môi trường phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các loại sản phẩm nông nghiệp.

- Tiếp tục củng cố và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp chế biến và sản phẩm xuất khẩu. Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển các loại cây, con đã được phê duyệt.

- Thâm canh 180 ngàn ha lúa trên diện tích đã ổn định tưới tiêu; bố trí 60-62 ngàn ha ngô; phấn đấu sản lượng lương thực đạt 1,2 triệu tấn. Bố trí 25 ngàn ha lạc, tập trung thực hiện cải tạo giống và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác để nâng năng suất lên 28 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 70.000 tấn. Xây dựng vùng mía tập trung khoảng 30 ngàn ha; đẩy mạnh việc đưa giống mới năng suất cao vào sản xuất gắn với sản xuất thâm canh, nâng năng suất lên 667 tạ/ha, sản lượng 2 triệu tấn mía cây. Ổn định diện tích sắn theo quy hoạch là 9.000 ha, đổi mới quy trình canh tác để nâng năng suất lên 400 tạ/ha; phấn đấu sản lượng đạt khoảng 160.000 tấn. Thực hiện trồng mới bình quân hàng năm trên 600 ha; đưa diện tích cây chè lên 12.000 ha, trong đó chè kinh doanh khoảng 9.430 ha; thực hiện tốt các quy định về trồng và chăm sóc để năng suất đạt khoảng 110 tấn búp tươi/ha; sản lượng búp tươi đạt khoảng 103,7 ngàn tấn. Khôi phục hoạt động nhà máy chế biến dứa Quỳnh Lưu; tăng cường công tác tìm kiếm thị trường; phấn đấu diện tích dứa trồng mới hàng năm 300 ha để diện tích trồng dứa đạt khoảng 2.000 ha, năng suất đạt 280 tạ/ha, sản lượng khoảng 50400 tấn. Phát triển cây cao su, đưa diện tích lên khoảng 22.000 ha, năng suất đạt khoảng 14 tạ/ha, sản lượng mủ khô trên 8.000 tấn.

- Tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tiếp tục làm tốt công tác giống và cải tạo đàn gia súc. Chuyển diện tích trồng một

số loại cây kém hiệu quả sang trồng cỏ (trồng khoảng 9.000 ha cỏ chăn nuôi bò sữa). Cải tạo diện tích đồng cỏ chăn thả tự nhiện. Tăng cường các trang trại chăn nuôi tập trung. Xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu để tập trung đầu tư giống, thức ăn, cơ sở chế biến. Phấn đấu đến năm 2015 có 886 ngàn con trâu bò (337 ngàn con trâu; 549 ngàn con bò), 1,5 triệu con lợn (tăng 3,2%), 16 triệu con gia cầm. Phát triển bò sữa và chế biến sữa, phấn đấu tổng đàn bò sữa đạt 25 ngàn con.

Một phần của tài liệu Dự báo nhu cầu điện năng của tỉnh nghệ an từ năm 2012 đến năm 2020 (Trang 67 - 77)