. Giả thuyết nghiên cứu
31 Nguyên tắ cđ xu t các biện pháp
Nguyên tắc quản lý giáo dục là những luận điểm cơ bản, những tiêu chuẩn, quy tắc nền tảng đòi hỏi chủ thể quản lý phải tuân theo khi tiến hành hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Việc xây dựng các biện pháp quản lý không thể tùy tiện, tự phát hay dựa vào những kinh nghiệm sẵn có mà phải xây dựng dựa trên những luận điểm cơ bản về QLGD. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
3.1.1. Đảm ảo tính hệ thống
Quản lí đội ngũ giáo viên theo Chuẩn là một quá trình với nhiều khâu, nhiều bước khác nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Công tác quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cũng có quan hệ mật thiết với công tác quản lý các hoạt động khác trong nhà trường. Vì vậy các biện pháp phải bao gồm các tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý vào các thành tố của quá trình quản lí đội ngũ giáo viên. Các biện pháp phải có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, biện chứng với nhau tác động tổng hợp, đồng bộ đến quá trình quản lý.
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống đòi hỏi các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn là một bộ phận trong hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường.
3.1.2. Đảm ảo tính hiệu quả
Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục là nhiệm vụ quan trọng của người quản lý cũng như giáo viên. Vì thế, các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên phải là những biện pháp có khả năng thực hiện cao giúp giáo viên nâng cao nhận thức, nâng cao tay nghề,
đổi mới của giáo dục. Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn giáo dục của nhà trường, từ nhu cầu phát triển của giáo viên.
Công tác quản lý đội ngũ giáo viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố phân cấp QLGD và quản lý đội ngũ; điều kiện CSVC trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và hoạt động dạy học; điều kiện hoàn cảnh riêng của từng đối tượng cụ thể; chế độ chính sách và đãi ngộ cho đội ngũ. Việc đề xuất các biện pháp quản lý giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; phù hợp với điều kiện thực tiễn của của nhà trường và có khả năng thực hiện được. Mặt khác, các biện phát đưa ra phải phù hợp với điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, tâm lý của đội ngũ giáo viên, cần phải cân nhắc tính vừa sức, cân đồi với điều kiện hiện có để đem lại hiệu quả, chất lượng thực sự, tránh bệnh hình thức. Tránh đề xuất những biện pháp đúng nhưng không phù hợp, nhà trường, không thực hiện được.
3.1.3. Đảm bảo tính đồng thuận
Quản lý đội ngũ giáo viên có nhiều chủ thể quản lý khác nhau. Muốn vậy phải có được sự đồng thuận phù hợp với mục tiêu hoạt động của nhà trường, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng hiện có của giáo viên theo quan điểm đổi mới giáo dục của ngành. Có được sự đồng thuận cao từ các cơ quan quản lý trong việc quản lý đội ngũ giáo viên thì các biện pháp quản lý giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp mới đem lại hiệu quả cao.
3 2 Biện pháp uản lý đ i ng giáo viên ở trường THCS CHU VĂN AN th o chuẩn ngh nghiệp