. Giả thuyết nghiên cứu
32 Biện pháp uản lý đi ng giáo viên ở trường THCS CHU VĂN AN
.2.1. T chức các hoạt động nâng cao nhận thức về vị t í, vai t ò và t ách nhiệm của đội ngũ giáo viên
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Giải pháp này nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Giúp cho đội ngũ quản lý và mỗi giáo viên thấm nhuần đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, thấm nhuần chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường thấy rõ vai trò và trách nhiệm của ĐNGV nói chung và đối với trường Chu Văn An nói riêng
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Cần quán triệt công tác Quản lý ĐNGV của Nhà trường là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của toàn thể cán bộ, viên chức Nhà trường.
Trên cơ sở thống nhất nhận thức, phải đề ra các chủ trương, biện pháp, hướng đi để thực hiện công tác quản lý ĐNGV cho phù hợp với thực tế Nhà trường và yêu cầu của xã hội. Trong khâu tổ chức thực hiện cần phải theo hướng đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, vừa chỉ đạo tổng quát vừa cụ thể tỉ mỉ, kiên quyết và mềm dẻo, dứt điểm theo mục tiêu thời gian và theo từng công việc.
+ Mỗi GV cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của GD & ĐT đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
+ Hiểu rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo
+ Đánh giá đúng vai trò của ĐNGV trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
+ Thấy được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương và đối với nhà trường Chu Văn An nói riêng.
+ ĐNGV cần có ý chí vươn lên, có tinh thần cầu thị, coi việc học tập, nâng cao trình độ như một nhu cầu không thể thiếu, từ đó chủ động sắp xếp
công việc, tự giác học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường.
+ Tích cực tham gia xây dựng môi trường sư phạm trong sạch trong Nhà trường; có lối sống lành mạnh, trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, giàu lòng vị tha với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Tổ chức rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định của ngành về tính tất yếu và cấp bách của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức Chỉ thị 40-CT/TƯ ngày 15/ /2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết lần thứ 8, BCHTƯ khóa XI (Nghị quyết số 29-Q/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
Thường xuyên tổ chức cho CBGV trong trường nghiên cứu, quán triệt, học tập nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chủ trương về GD & ĐT; chính sách, chế độ của Nhà nước ban hành có liên quan trực tiếp đến GV. Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu, vận động mọi người tham gia tích cực vào cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Gắn kết việc thực hiên cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không” nhằm tạo lập môi trường sư phạm lành mạnh, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục nhân cách đạo đức lối sống cho HS.
Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trong ĐNGV, thấy được vai trò của GV không chỉ là người trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người học mà còn thông qua “dạy chữ” để “dạy người”. Vì vậy ĐNGV phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Tổ chức tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua hai tốt “dạy tốt” và “học tốt”, đẩy mạnh cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong trường, để thông qua đó khơi dậy và phát huy được tính tích cực, tự giác, sáng tạo của mỗi GV, HS.
Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về vấn đề nâng cao chất lượng ĐNGV ở trường trọng điểm theo hướng trường học hiệu quả
Tiếp tục chỉ đạo và gương mẫu thực hiện phong trào thi đua Hai tốt, cuộc vận động Hai không, Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo mà Bộ GD & ĐT đã phát động.
Phối hợp tốt các tổ chức đoàn thể trong trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt- học tốt trong nhà trường theo các chủ đề các tháng của năm học: vào dịp Khai giảng năm học mới, chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11, Sơ kết học kỳ, Tổng kết năm học... để đánh giá xếp loại thi đua. Thông qua các hoạt động này từng giáo viên giáo viên sẽ biết mình đang đứng ở đâu, mức độ nào của các yêu cầu ngày càng cao trong các tiêu chuẩn nghề nghiệp để tiếp tục học tập, bồi dưỡng.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện.
Bộ máy lãnh đạo phải có nhận thức đúng và đầy đủ, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo từng giai đoạn.
ĐNGV phải phát huy cao vai trò tiên phong trong các hoạt động sư phạm, khắc phục mọi khó khăn để học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.
.2.2. Quy hoạch và k hoạch hát t iển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệ h hợ với yêu cầu cuả nhà t ường
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa.
Muốn quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên ở mô hình trường trọng điểm cấp huyện, trước hết phải định hình được những yêu cầu về
đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS Chu Văn An phải dựa trên quy mô đào tạo được Sở giáo Dục &Đào tạo và UBND Huyện giao cho hàng năm, dựa trên cơ sở thực trạng đội ngũ giáo viên của nhà trường và trên cơ sở mục tiêu của nhà trường đặt ra để đáp ứng nhu cầu của huyện về phát triển nguồn nhân lực. Công tác này trước hết phải đạt được mục tiêu thu hút được những giáo viên có chất lượng cao hơn hẳn so với chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành cả về phẩm chất và các năng lực để thực sự hình thành một đội ngũ giáo viên chất lượng cao trong nhà trường hiệu quả, trọng điểm của huyên Thanh Trì xứng đáng với danh hiệu cao quý mà trường được mang tên Trường THCS Chu Văn An.
Công tác quy hoạch với mục tiêu xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo có được đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu tránh tình trạng hụt hẫng, bị động, chắp vá; là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên từ đó tạo ra nguồn giáo viên dồi dào, đáp ứng được yêu cầu bố trí và s dụng.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên cần chú trọng tới việc bổ sung, thay thế và phát triển đội ngũ giáo viên, do đó, việc quy hoạch được gắn liền với việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên.
Việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường THCS Chu Văn An còn là cơ sở để xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ riêng của trường để có sự thu hút nhân tài bằng các chế độ ưu đãi tương xứng với những giáo viên đạt mức độ cao so với chuẩn nghề nghiệp.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp.
Quá trình tuyển chọn, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS Chu Văn An cần xây dựng theo quy định về chuẩn nghề
nghiêp giáo viên trung học (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Đặc biệt đây là ngôi trường mới của huyện xây dựng nhằm thu hút học sinh mũi nhọn của huyện vì vậy việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên giỏi là việc đương nhiên nhưng cũng cần có sự đồng tình cao của GV khi được nhận nhiệm vụ. Trong đó cần phải chú ý các mặt sau:
+ Về số lượng.
Phải xây dựng được quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên của nhà trường theo từng giai đoạn (giai đoạn 2014-2017; 2017- 2020; 2020-2025). Trong quá trình quy hoạch cần chú trọng đến tính cân đối, hợp lý của đội ngũ, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ giảng dạy lâu dài, đáp ứng đủ số lượng giáo viên cho từng giai đoạn một cách hợp lý nhất.
Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm, nhu cầu thực tế của nhà trường và số lượng giáo viên hiện có cụ thể ở các khoa, các tổ bộ môn để xác định số lượng giáo viên cần bổ sung. Tiếp theo cần xác định nguồn bổ sung và tuyển chọn.
Trong tuyển chọn cán bộ giảng dạy cần phải tuân theo những quy định về chế độ tuyển dụng, đồng thời công khai những tiêu chuẩn tuyển dụng một cách rộng rãi; Kiên quyết chống hiện tượng tiêu cực trong tuyển dụng cán bộ giảng dạy.
+ Về cơ cấu.
Trong kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường cần phải đảm bảo sự hợp lý, cân đối về cơ cấu giáo viên theo các môn học. Kế hoạch cần phải được thực hiện trên cơ sở tính toán số giờ dạy bình quân của giáo viên trên mỗi môn học theo quy định, có tính đến số giáo viên dự phòng (từ 10%- 15%).
+ Về chất lượng.
viên của nhà trường cần phải lưu ý các mặt trên. Đặc biệt trình độ đạt chuẩn về đào tạo, phẩm chất và các kỹ năng của đội ngũ giáo viên phải được quan tâm hàng đầu.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện:
Để thực hiện tốt công tác này nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá xếp loại cán bộ giáo viên để phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ, giáo viên. Phân loại giáo viên chính xác để có biện pháp khắc phục: đối với giáo viên còn hạn chế về năng lực giảng dạy thì tổ chuyên môn tích cực dự giờ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm sư phạm. Hàng năm phải tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi, các buổi thao giảng để giáo viên có điều kiện đánh giá lại chính mình và đối chiếu với đồng nghiệp để tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải gắn liền với việc thực hiện nghiêm túc quy hoạch đã lập, trong quá trình thực hiện cần có sự kiểm chứng với thực tiễn để có sự điều chỉnh kịp thời. Kế hoạch tuyển dụng phải đảm bảo tính khả thi và đạt mục tiêu phát triển đội ngũ. Coi trọng văn bằng nhưng quan trọng nhất là năng lực sư phạm, khả năng chuyên môn và ý thức trách nhiệm đối với công việc được phân công.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện.
Tham mưu kịp thời với cấp trên trong công tác tuyển dụng.
Cần có sự thống nhất về quan điểm và ý chí quyết tâm của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, sự kết hợp giữa lãnh đạo phòng Phòng GD&ĐT, với lãnh đạo nhà trường trong việc tổ chức thực hiện. Việc quy hoạch và kế hoạch phát triển đổi với cả đội ngũ giáo viên trong trường và ngoài trường để có khả năng tuyển chọn rộng rãi và phù hợp.
Nhà trường cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực cần thiết đối với giáo viên của nhà trường làm cơ sở cho việc xem xét, lựa chọn và đánh giá giáo viên.
Nhà trường phải tạo ra được sức hút đối với giáo viên, đặc biệt là đưa ra lợi ích vật chất thoả đáng để động viên, khuyến khích người đi học.
3.2.3. Thực hiện c ch hân cấ quản lý t ong tuyển chọn, ố t í, s dụng đội ngũ giáo viên
3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa.
Để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn hiện nay thì việc tuyển chọn, bố trí, s dụng hợp lí ĐNGV cần đạt được một số mục tiêu cơ bản sau:
Lựa chọn các giáo viên giỏi của các trường trong huyện nhưng nên có sự đồng thuận và nhất trí của chính giáo viên khi được lựa chọn, để khi về công tác tại trường họ vẫn nhiệt tình, tâm huyết với nghề và tiếp tục mang tài năng của họ cống hiến cho trường mới.
Trọng dụng nhân tài, phát huy được hết khả năng, năng lực, điểm mạnh của từng GV giảng dạy,
Cơ chế tuyển chọn đội ngũ giáo viên cần đề cao vai trò chủ động của nhà trường, thông qua đó tạo điệu kiện cho tất cả các thành viên của nhà trường (hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn và cả giáo viên) phát hiện và tham mưu với các cơ quan quản lý đưa vào công tác quy hoạch và tuyển chọn.
Bố trí chuyên môn cho giáo viên phải đúng với chuyên ngành được đào tạo; đảm bảo việc thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với các trường hợp lao động vượt định mức.
Trong phân công lao động phải duy trì và giữ vững được sự đoàn kết nhất trí của ĐNGV trong nhà trường, tránh tình trạng GV do nhận thức không đầy đủ yêu cầu của nhà trường nên có thể xem sự phân công nhiệm vụ đối với GV cụ thể nào đó là một sự thiên vị hay trù úm cá nhân dẫn đến mất đoàn kết nội bộ.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ và kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở số lớp, số giáo viên hiện có để lập phương án tuyển chọn, bố trí, phân công giảng dạy sao cho hợp lý nhất.
Việc phân công giảng dạy cho giáo viên bao gồm một số nội dung sau: - Phân công giáo viên tham gia giảng dạy theo môn và theo lớp.
- Phân công giáo viên tham gia công tác chủ nhiệm lớp.
- Giới thiệu và phân công giáo viên tham gia công tác đoàn thể.
Sắp xếp nhân lực hợp lý, đúng người, đúng việc sẽ dẫn tới công việc của trường đạt hiệu quả tốt.
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
(1) Trường xây dựng cơ chế đặc thù trong tuyển dụng giáo viên cho trường, theo đó, theo đó, khi quy hoạch đội ngũ giáo viên của trường đã được phê duyệt, nhà trường được phép chủ động thành lập hội đồng tuyển dụng giáo viên. Quá trình tuyển dụng giáo viên về trường được tiến hành theo nhiều khâu:
- Xác định nhu cầu phát triển về đội ngũ giáo viên các môn học của nhà trường đề xây dựng quy hoạch và đề xuất các chỉ tiêu tuyển dụng;
- Thăm dò, khảo sát các giáo viên giỏi có thành tích cao trong việc phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi các môn của các trường trong huyện, hoặc ở các quận huyện, địa phương khác;
- Tiến hành các hoạt động thuyết phục, lôi cuốn các giáo viên giỏi về