- Bức xạ cảm ứng:
2.2. Cuộc đua để tạo ra Laser siêu ngắn
Năm 1960 đánh dấu sự mở đầu của kỹ thuật Laser với sự ra đời Laser đầu tiên do T.H. Maiman chế tạo, phát ra các xung có bước sóng 694 nm và độ dài mỗi
xung là vài trăm ps. Chỉ trong vòng một năm sau, với sự ra đời của Laser biến điệu
độ phẩm chất (Helhvarth, 1961), độ dài xung đã được rút ngắn xuống còn 10 ns, tức
là giảm đi 4 bậc so với Laser đầu tiên. Cuộc chạy đua rút ngắn xung Laser thực sự
bắt đầu với việc chế tạo Laser khóa mode đầu tiên (DiDomenico 1964, Hargrove et
al 1964, Yariv 1965). Thế hệ Laser khóa mode đầu tiên sử dụng môi truờng hoạt tính rắn như ruby, Nd:thủy tinh, Nd:YAG, ... theo cơ chế khóa mode thụ động đã giảm độ dài xung xuống dưới 100 ps (DeMaria et al 1966). Tuy nhiên, những chất
hấp thụ hữu cơ bão hòa (organic saturable absorbers) dùng trong loại Laser này đã
hạn chế việc giảm độ dài xung Laser, tối đa là đến mức ps. Như vậy là chỉ trong vòng một thập niên từ khi Laser đầu tiên ra đời, các xung Laser đã được rút ngắn đến cấp thời gian pico giây (10~12s).
Bước sang thập niên 1970, thế hệ thứ hai của Laser khóa mode ra đời, sử dụng chất màu hữu cơ hoạt động ở chế độ liên tục. Thế hệ Laser này đã khắc phục
được hạn chế của Laser khóa mode thế hệ trước và đã phát ra được những xung đầu
Luận Văn Tốt Nghiệp
Trong suốt thập niên 1990, các nhà khoa học đã đề ra nhiều kế hoạch để vượt
qua bức tường fs. Một trong những kế hoạch đó là sử dụng phương pháp tổng họp
Fourier (Fourier synthesis - FS) để tạo ra các xung chỉ dài vài as (Hansch 1990, Farkas - Toth 1992, Harris et al 1993). Có 2 cơ chế khả thi để thực hiện ý tưởng này, đó là sự phát các sóng hài bậc cao (high harmonics generation - HHG) và sự
tán xạ Raman kích thích từng đợt (cascaded stimulated Raman scattering - CSRS).
Với HHG, người ta đã tổng họp được các xung ngắn 130 as (Mairesse et al 2003).
Sau khi tạo ra được một đoàn xung gồm các xung liên tiếp cách nhau những