NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU, CÁCH ỢP ĐỒNG KINH TẾ KÍ KẾT VỚI ĐƠN VỊ CHÂN

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TIỀN HÀNG TRONG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 34 - 36)

VỚI ĐƠN VỊ CHÂN HÀNG VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ANGIMEX:

1. Tìm hiểu về nguồn hàng xuất khẩu của Công Ty :

Hiện nay, Công Ty ANGIMEX đang xuất khẩu các mặt hàng: khăn trải bàn, bột giặt, đường, gạo . . .Nhưng trong đó mặt hàng gạo là mặt hàng chủ yếu của Công Ty.

Gạo: là mặt hàng chủ lực của Công Ty và cũng là mặt hàng chủ yếu xuất qua các nước như: Philippin; Indonesia là hai thị trường được Công Ty coi là khách hàng truyền thống lâu năm của Công Ty. Ngoài ra, còn xuất sang các nước: Malaysia, Singapore . . . Đối với Công Ty gạo được xem là mặt hàng có uy tín , chất lượng và còn là mặt hàng có tính chiến lược lâu dài mang lại cho Công Ty hiệu quả kinh tế cao.

2.Các hợp đồng kinh tếđược kí kết với đơn vị chào hàng: * Hợp đồng xuất khẩu:

Theo hợp đồng này thì đơn vị chào hàng sẽ chuyển vào quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh nhập khẩu một hoặc một số lô hàng xuất khẩu nhất định. Còn đơn vị kinh doanh nhập khẩu nhận hàng và thanh toán tiền. Đối với các loại hợp đồng này cần chú ý các vấn đề sau:

-Điều khoản về phẩm chất hàng hoá: Phải căn cứ vào yêu cầu thị trường trong nước, hoặc dựa vào hợp đồng đã kí kết, hay dựa vào kinh nghiệm tiêu thụ hàng hoá đó nhưng phải phù hợp với những qui định về tiêu chuẩn, chất lượng

-Điều khoản giá cả: Do sự thoả thuận giữa hai bên có tham khảo giá thị trường. Đồng thời phải đủ bù đắp chi phí sản xuất.

-Thời hạn giao hàng: Cần qui định rõ trong hợp đồng để phù hợp thời hạn giao hàng đã cam kết.

-Bao bì đóng gói: khuyến khích đóng gói bao bì tại nơi sản xuất, thu mua, chế biến nên đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải đưa ra được những yêu cầu về bao bì đóng gói cho phù hợp.

3. Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: * Thuận lợi:

+Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của nhà nước nên những sản phẩm nhận làm ra có chất lượng cao. Tình hình lương thực trong nước dư thừa, nên việc thu mua nguồn hàng ít bị cạnh tranh.

+Do An Giang là một trong những điạ phương có sản lượng lương thực cao. Do đó thuận lợi cho việc cung cấp nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu được nhanh chóng, kịp thời và ổn định.

+Công Ty được sự hướng dẫn kịp thời và tận tình của cơ quan chức năng khi thực hiện luật thuế mới. Đồng thời được sự hỗ trợ tích cực của ngân hàng thương mại về vốn, đã tạo tiền đề cho Công Ty hoàn thành xuất sắc kế hoạch trong năm.

+Lực lượng lao động có tay nghề trong ngành chế biến xuất khẩu gạo từ khâu thu mua, bảo quản, sản xuất kinh doanh xuất khẩu, đội ngũ cán bộ quản lý và giao dịch có kinh nghiệm.

+ Có tiếp cận thị trường nên Công Ty nắm được giá cả nguồn hàng, góp phần giảm được chi phí thu mua, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các đơn vị khác.

+Liên doanh ANGIMEX – KITOKU đang trên đà ổn định và phát triển. Sản phẩm của liên doanh được Nhật và các nước trong khu vực chấp nhận.

* Khó khăn:

+Do hiện nay, trong tỉnh và khu vực có nhiều đơn vị xuất khẩu cùng mặt hàng nên gặp khó khăn trong khâu tìm đầu ra cho sản phẩm.

+Giá cả các mặt hàng trong nước luôn biến động, đôi lúc bị thị trường ép giá đối với các mặt hàng mất mùa, trái vụ.

+Vì phần lớn việc thu gom nguồn hàng xuất khẩu là ngoài thị trường mà Công Ty không có trực tiếp sản xuất. Nên có mặt hàng không đạt yêu cầu mà từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công Ty.

+Sản xuất trong nước còn mang tính thời vụ, đôi lúc còn phụ thuộc vào các điều kiện khách quan như: lũ lụt, hạn hán, . . .

PHẦN III

ĐỀ TÀI:

NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TIỀN HÀNG TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

I.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, muốn tồn tại và phát triển, mỗi nước phải hoà nhập vào thị trường quốc tế. Nhằm để sử dụng và khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi cho mỗi nước. Nhờ vậy, người mua và người bán trên thị trường thế giới ngày càng gắn bó với nhau một cách chặt chẽ trong các quan hệ hàng hoá, tài chính, tín dụng . . .Mục đích các thương vụ mua bán là lợi nhuận; vì vậy, trong quá trình thực hiện một thương vụ mua bán hay một hợp đồng ngoại thương đòi hỏi phải có nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Điều khoản thanh toán (payment) là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu và nó cũng là một trong sáu điều khoản trọng yếu của một hợp đồng ngoại thương. Hiện nay, trong thanh toán thương mại quốc tế sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: phương thức nhờ thu(D/P, D/A); phương thức chuyển tiền( T/T, M/T); phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C); phương thức đổi chứng từ trả tiền ( CAD, COD) . . . Riêng đối với Công Ty ANGIMEX thường ký hợp đồng theo điều kiện thanh toán bằng L/C, T/T, TTR. Nhưng thanh toán bằng L/C được dùng phổ biến nhất, vì nó có độ tin cậy cao, ít xảy ra rủi ro và được sự bảo đảm thanh toán của ngân hàng. Do đó, mục tiêu của đề tài này là tập trung nghiên cứu phương thức tín dụng chứng từ ( L/C).

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TIỀN HÀNG TRONG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 34 - 36)