Phân tích và đánh giá việc thực hiện các phương thức thanh toán trong Công Ty ANGIMEX:

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TIỀN HÀNG TRONG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 38 - 44)

II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC

3. Phân tích và đánh giá việc thực hiện các phương thức thanh toán trong Công Ty ANGIMEX:

Công Ty ANGIMEX:

3.1 . Tìm hiểu hệ thống ngân hàng quan hệ với Công Ty ANGIMEX:

* Ngân Hàng Công Thương An Giang

* Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển An Giang * Vietcombank HCM

* Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á * Vietcombank Quảng Ninh

* Bangue De Credit Lyonair

3.2 . Các phương pháp thanh toán trong hoạt động Ngoại Thương của Công Ty ANGIMEX:

a. Đối với hợp đồng xuất khẩu:

Đóng vai trò là nhà xuất khẩu thì việc lập chứng từ thanh toán là khâu quan trọng nhất trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Vì vậy, sau khi giao hàng Công Ty sẽ lập chứng từ thanh toán để đòi tiền hàng. Hiện nay, Công Ty ANGIMEX thường kí hợp đồng xuất khẩu theo phương thức thanh toán bằng L/C và T/T, nhưng thanh toán bằng phương thức L/C là chủ yếu.

* Phương thức thanh toán bằng L/C:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một thoả thuận mà trong đó, (ngân hàng mở thư tín dụng) phục vụ theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba( người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó. Khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng.

Thư tín dụng (L/C) là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu ( người hưởng lợi) một số tiền nhất định trong thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đầy đủ và đúng những điều khoản qui trong lá thưđó. Như vậy, L/C là giấy cam kết trả tiền của ngân hàng pháy hành. Ngân hàng này sẽ thay mặt người nhập khẩu trả tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán đã ghi trong hợp đồng ngoại thương giữa hai đối tác. Tuy nhiên, đây là một cam kết có điều kiện. L/C được soạn thảo trên cơ sở đơn xin mở thư tín dụng nhưng khi đã phát hành thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương.

Qui trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ của Công Ty: 2 6 5 7 8 8 1 3 5 9 4 Chú giải : UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE . Vietcombank Angiang ANGIANG IMPORT – EXPORT COMPANY) - VIETNAM WEE TIONG (S) PTE

LTD - SINGAPORE

+Đơn vị xuất khẩu: Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang (ANGIANG IMPORT – EXPORT COMPANY)

+Đơn vị nhập khẩu WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE

+Ngân hàng mở thư tín dụng: UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE .

+Ngân hàng thông báo: Vietcombank An Giang

+Ngân hàng thanh toán: UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE

Qui trình thực hiện thanh toán phương thức tín dụng chứng từ:

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán gạo đã kí kết giữa hai bên. Công Ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE yêu cầu mở L/C cho ANGIANG IMPORT – EXPORT COMPANY hưởng.

(2) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE tiến hành xem xét và kiểm tra hồ sơ. Sau khi kiểm tra đơn xin mở L/C hợp lệ, vào ngày 06/06/2003 ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE đã chấp nhận đơn và mở L/C số 1CMLC 389384 cho ANGIANG IMPORT – EXPORT COMPANY hưởng. L/C thường phát hành thành 03 bản gốc: Ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE giữ một bản, Công Ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE giữ một bản, còn một bản gửi tới Công Ty ANGIANG IMPORT – EXPORT COMPANY thông qua ngân hàng Vietcombank An Giang thư thường gửi bằng Telex .

(3) Khi nhận được điện báo của ngân hàng mơ L/C, ngân hàng Ngoại Thương An Giang kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C và thông báo và chuyển toàn bộ bản gốc L/C cho Công Ty ANGIMEX. Tuy nhiên, nếu phát hiện điểm nào còn mơ hồ trong L/C thì ngân hàng Ngoại Thương An Giang sẽ thông báo ngay cho Công Ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE để điều chỉnh L/C cho kịp thời.

(4) Công Ty ANGIMEX sau khi nhận được thông báo và L/C do ngân hàng Ngoại Thương An Giang gửi đến, sẽ tiến hành kiểm tra L/C. Nếu thấy L/C hợp lệ và không cần sửa chữa thì Công Ty ANGIMEX sẽ tiến hành giao hàng 2 lần trong tháng 6/2003. Với mặt hàng Gạo trắng hạt dài Việt Nam mùa vụ 2003, số lượng 1.100 MTS(+/- 3% d người bán qui định), đóng gói mỗi bao 50kg tịnh , giá 198 USD/ MT CFR JAKARTA INDONESIA theo hợp đồng số 71/05/03/CNTP.

(5) Sau khi giao hàng, Công Ty ANGIMEX lập bộ chứng từ thanh toán theo như yêu cầu của L/C xuất trình cho Ngoại Thương An Giang yêu cầu thanh toán thư tín dụng. Nội dung của bộ chứng từ thanh toán gồm:

- Hoá đơn thương mại. -Vận đơn đường biển. -Phiếu đóng gói .

-Giấy chứng nhận xuất xứ.

-Giấy thông báo của người hưởng lợi. -Giấy chứng nhận của người hưởng lợi. -Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

-Giấy chứng nhận trọng lượng, phẩm chất và số lượng hàng hoá. -Giấy chứng nhận của hãng tàu.

-Giấy giám định và khử trùng.

(6) Ngân hàng Ngoại Thương An Giang khi nhận được bộ chứng từ của Công Ty ANGIMEX xuất trình thì tiến hành kiểm tra chứng từ. Cơ sở để kiểm tra là : tính thống nhất, tính đầy đủ và tính chân thực về bề ngoài của bộ chứng từ. Khi kiểm tra thấy bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ với yêu cầu của L/C thì tiến hành chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE để yêu cầu thanh toán.

(7) Khi ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE nhận được bộ chứng từ thì kiểm tra bộ chứng từ thấy phù hợp với những điều khoản, điều kiện của L/C thì tiến hành trả tiền cho Công Ty Angimex thông qua ngân hàng Ngoại Thương An Giang.

(8) Ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE chuyển bộ chứng từ đến Công Ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE để yêu cầu họ thanh toán tiền. Khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ thì Công Ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE sẽ trả tiền cho ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE .

(9) Sau khi nhận được tiền do ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE chuyển đến thì ngân hàng Ngoại Thương An Giang chuyển vào tài khoản của Công Ty ANGIMEX.

Như vậy, nghiệp vụ thanh toán tiền hàng cho lô hàng xuất khẩu của Công Ty Angimex theo phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từđã kết thúc.

b. Đối với hợp đồng nhập khẩu:

Vì những năm gần đây Công Ty không nhập khẩu nên không có thanh toán đối với hợp dồng nhập khẩu.

3.3 Đánh giá việc thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho hợp đồng xuất khẩu tại Công Ty ANGIMEX:

Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, kâu thanh toán là rất quan trọng cần phải nắm vững và xem xét kỹ để lựa chọn phương thức thanh toán nào là có lợi nhất. Đối với Công Ty ANGIMEX thường thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Đây là phương thức thuận lợi cho Công Ty. Vì qui trình trên vừa đảm bảo việc thanh toán được an toàn từ Công Ty WEE TIONG (S) PTE LTD – SINGAPORE đến Công Ty ANGIMEX , vừa có sự tham gia trực tiếp của ngân hàng trong quá trình thanh toán như: Ngân hàng UNITED OVERSEAS BANK LIMITED – SINGAPORE và Ngân Hàng Công Thương An Giang. Mặt khác, hiện nay văn bản mới nhất còn qui định rõ về phương thức thanh toán này là: Qui tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, bản hiệu 500 do phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành 10/1993 có hiệu lực từ 01/01/1994, viết tắt là: UCP – DC – 500. Trong đó qui định rất cụ thể về nghĩa vụ của các bên(vì thời gian thực tập có hạn nên không thể nêu những nghĩa vụ ra đây được). Do đó, sử dụng phương thức thanh toán này rất an toàn, chắc chắn đối với công ty ANGIMEX.

Tuy nhiên , theo phương thức thanh toán này không phải là an toàn tuyệt đối mà cũng thường xảy ra những rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro của Công Ty như sau:

* Rủi ro:

Khâu xuất hàng hóa của Công Ty ANGIMEX cũng gặp khó khăn do số lượng hàng hoá không ổn định ( vì hàng hoá theo mùa vụ). Nên khi thực hiện

thanh toán rất tốn thời gian và kinh phí. Bởi đối tác thường yêu cầu sửa đổi điều khoản trong hợp đồng khi tiến hành mở L/C cho Công Ty ANGIMEX.

Thường gặp khó khăn trong việc sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và cách gia hàng. VÌ khách hàng thường đưa ra điều kiện giao hàng nhiếu lần trong quá trình thực hiện một hợp đồng và mỗi lần giao hàng phải sản xuất theo đúng ngày mà họ qui định trong L/C

Do hệ thống ngân hàng của nước ta chưa đủ lớn nên việc thanh toán hay điều chỉnh L/C cũng gặp khó khăn.

Ngoài ra, còn gặp khó khăn trong việc lập bộ chứng từ.

* Một số biên pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ:

+Đối với trường hợp tốn thời gian và chi phí do người mua yêu cầu điều chỉnh hợp đồng trước khi tiến hành mở L/C:

Bởi vì tính dễ dàng, thoải mái của L/C nên đôi bên thường chấp nhận trường hợp không hợp lệ của bộ chứng từ để việc mua bán tiến hành thuận lợi. Nhưng xét về mặt pháp lý, L/C là cơ sở pháp lý chính của việc thanh toán nên Công Ty ANGIMEX cần phải ràng buộc nội dung của thư tín dụng phải giống như hợp đồng mua bán đã kí kết. Có như vậy, mới thuận lợi cho Công Ty khi xảy ra rủi ro dẫn đến tranh chấp và tránh tình trạng điều chỉnh hợp đồng .

+Đối với trường hợp khó khăn về thời gian sản xuất và giao hàng: Sau khi ký kết hợp đồng nên lập bảng chiết tính thời gian, cụ thể sau:

-Thời gian thu mua và chuẩn bị giao hàng. -Thời gian đưa hàng lên tàu.

Căn cứ vào bảng kế hoạch thời gian để sản xuất và giao hàng theo đúng yêu cầu trong L/C. Nếu thấy không thoả mãn được khung thời gian cho phép trong L/C thì phải điều chỉnh L/C ngay.

+ Đối với giao hàng từng phần thì phải xem xét kỹ thời gian như sau: -L/C cho phép giao hàng mấy lần

-Thời gian giao hàng của từng lần -Khối lượng của từng lần giao

Nếu qua xem xét L/C thấy không thể giao hàng như yêu cầu của L/C thì đề nghịđiều chỉnh L/C .

+Đối với trường hợp hệ thống ngân hàng : Cần lựa chọn ngân hàng đích danh có uy tín, chọn ngân hàng mở L/C có đại diện ngân hàng thanh toán ở Việt Nam để có thể giảm các khoản chi phí thanh toán.

+Đối với trường hợp lập bộ chứng từ: Cần bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ, cần thoả thuận với đối tác từ khi kí kết hợp đồng ngoại thương về các chứng từ cần xuất trình khi thanh toán. . . Nếu gặp khó khăn trong viêc lập bộ chứng từ thì nên đề nghị điều chỉnh L/C khi cần thiết.

3.4. Kết luận:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu , thanh toán là khâu quan trọng nhất và là khâu cuối cùng. Nên các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải chọn phương thức thanh toán nào? mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất mặc dù trong thanh toán có nhiều phương thức thanh toán.Vì thế, qua quá trình thực nghiên cứu, cũng như lựa chọn phương thức thanh toán thì Công Ty ANGIMEX đã lựa chọn thanh toán tiền hàng xuất khẩu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Vì nó đã tương đối đáp

Qua thời gian thực tập ở Công Ty ANGIMEX đã phần nào giúp cho em có được kinh nghiêm thực tếđể em vững bước trong quá trình thực tiễn sau này. Tuy nhiên, với thời gian thực tập không dài nên em chỉ có thể đi sâu và phân tích đề tài “ thanh toán tiền hàng trong xuất nhập khẩu” như

vậy thôi. Mặc dù đề tài “ thanh toán tiền hàng trong xuất nhập khẩu” là một chủđề lớn và thiết thực.

PHẦN IV

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TIỀN HÀNG TRONG XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)