II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC
2. Thanh toán trong hợp đồng ngoại thương gồm các phương thức sau:
* Phương thức chuyển tiền – Remittance / Transfer:
Khi đến thời hạn thanh toán người mua đề nghị ngân hàng của mình chuyển sang ngân hàng người bán một số tiền nhất định để thanh toán cho người bán.
-Chuyển tiền bằng điện –Telegrafic Transfer - T/T: Thời gian thu tiền về nhanh nhưng chi phí cao.
-Chuyển tiền bằng thư – Mail Transfer - M/T: Thời gian thu tiền về chậm nhưng chi phí thấp.
* Phương thức ghi sổ – Open Account:
Người bán mở một tài khoản để ghi các khoản tiền giao cho người mua. Người mua phải căn cứ vào số tiền ghi trên tài khoản đó để thanh toán cho người bán theo định kỳ.
*Phương thức nhờ thu – Collection : Gồm hai phương thức:
+Nhờ thu phiếu trơn – Clear Collection: Có nghĩa là nhờ thu các chứng từ tài chính không kèm theo chứng từ thương mại.
+Nhờ thu kèm chứng từ – Documentary Collection: Có nghĩa là nhờ thu -Chứng từ tài chính kèm theo chứng từ thương mại
-Chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính Việc trao đổi chứng từ thương mại có thể là:
-Trả tiền trao đổi chứng từ – Document Agaisnt Payment – D /P
-Chấp nhận trả tiền đổi chứng từ – Document Agaisnt Acceptance – D/A. *Phương thức tín dụng chứng từ – Documentary Credit:
+Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà theo đó, một ngân hàng (ngân hàng mở) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng ( người yêu cầu) phải trả tiền cho hoăc theo lệnh của một bên thứ ba (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận hay trả tiền cho hối phiếu người hưởng lợi kí phát. Hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác thực hiện việc thanh toán như vậy, hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác triết khấu.
+Tính chất của tín dụng chứng từ: -Được lập ra dựa trên cơ sở hợp đồng -Hoàn toàn độc lập với hợp đồng +Các loại thư tín dụng thông dụng:
-Thư tín dụng không huỷ ngang – Irrevocable L /C : Thư tín dụng không được sửa đổi, huỷ bỏ hay bổ sung trong suốt thời hạn hiệu lực của nó khi chưa được sựđồng ý của các bên.
-Thư tín dụng có xác nhận – Confermed L/C: Thư tín dụng được một ngân hàng thứ hai đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi.
-Thư tín dụng đối ứng – Reciprocal L/C: Thư tín dụng chỉ có hiệu lực khi có một thư tín dụng khác đối ứng với nó được mở ra.
-Thư tín dụng giáp lưng –Back to Back L/C: Thư tín dụng được mở ra trên cơ sở một thư tín dụng khác gọi là thư tín dụng gốc. Người hưởng lợi của thư tín dụng gốc chính là người yêu cầu mở thư tín dụng giáp lưng.
-Thư tín dụng chuyển nhượng – Transferable L/C: Thư tín dụng cho phép người hưởng lợi có quyền ra lệnh cho ngân hàng thanh toán, phải trả một số tiền nhất định cho một hay một số người hưởng lợi tiếp theo. Thư tín dụng chỉ được chuyển nhượng một lần và số tiền chuyển nhượng không được vượt quá số tiền trong thư tín dụng .