Điều chế và mã hóa thích ứng (AMC):

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao dung lượng trong hệ thống thông tin di động 3g (Trang 74 - 76)

Truyền dẫn thích ứng là quá trình truyền dẫn trong đó tốc độ số liệu được thay đổi tùy thuộc vào chất lượng đường truyền: tốc độđường truyền được tăng khi chất lượng đường truyền tốt hơn, ngược lại tốc độ đường truyền bị giảm. Để thay

đổi tốc độ truyền phù hợp với chất lượng kênh, hệ thống thực hiện thay đổi sơ đồ điều chế và tỷ lệ mã nên phương pháp này được gọi là điều chế và mã hóa thích ứng (AMC: Adaptive Modulation and Coding). Chẳng hạn khi chất lượng đường truyền tốt hơn, hệ thống có thể tăng tốc độ truyền dẫn số liệu bằng cách chọn sơ đồ điều chế 16QAM và tăng tỷ lệ mã bằng 3/4 bằng cách đục lỗ, trái lại khi chất lượng truyền dẫn tồi hơn hệ thống có thể giảm tốc độ truyền dẫn bằng cách sử dụng sơđồ điều chế QPSK và không đục lỗđể giảm tỷ lệ bằng 1/3.

Trong hệ thống WCDMA sử dụng điều khiển công suất nhanh như là một phương pháp để thích ứng đường truyền. Ngược lại, HSDPA lưu công suất phát không đổi qua TTI đồng thời sử dụng điều chế thích ứng và mã hoá (AMC) như

một phương pháp liên kết thích ứng để nâng cao tốc độ và dung lượng hệ thống. Nguyên lý của AMC là hệ thống có thể thực hiện thay đổi các thông số về tỷ lệ mã hóa cũng như phương thức điều chế để thích ứng với điều kiện kênh vô tuyến hiện

75

tại để có thể tối ưu hóa tốc độ dữ liệu trong điều kiện đường truyền cho phép. Điều chế và mã hóa thích ứng cung cấp một sự kết hợp các mức điều chế và mã hóa khác nhau thích hợp với từng điều kiện kênh vô tuyến. Bênh cạnh QPSK, HSDPA kết hợp chặt chẽ với phương thức điều chế 16QAM để tăng tốc đô dữ liệu đỉnh của các user được phục vụ dưới điều kiện vô tuyến thích hợp.Việc hỗ trợ cho QPSK có tính chất bắt buộc đối với thông tin di động, còn đối với 16QAM là một tuỳ chọn cho mạng và UE. Sử dụng đồng thời cả hai phương thức điều chế này, đặc biệt là phương thức điều chế cấp cao 16QAM, đưa ra một số thách thức nhất định đối với

độ phức tạp của bộ thu đầu cuối, nó cần phải xác định được biên độ tương ứng của các ký hiệu nhận được, trong khi đối với phương pháp điều chế QPSK truyền thống chỉ yêu cầu tách pha tín hiệu. Một bộ mã hoá turbo dựa trên bộ mã hoá turbo R99 với tỉ lệ mã hoá 1/3, mặc dù các tỉ lệ mã hoá hiệu dụng khác trong phạm vi (xấp xỉ

từ 1/6 đến 1/1) cũng có thể có được bằng các kỹ thuật ghép, chích và lặp mã. Kết quả là tạo ra một dải tỉ lệ mã có tới 64 giá trị khác nhau. Sự kết hợp của một kiểu

điều chế và một tỉ lệ mã được gọi là Lược đồ Mã hoá và Điều chế (MCS). Bảng 3.3 chỉ ra một số tập MCS thường được sử dụng cho HSDPA và tốc độ dữ liệu đỉnh tương ứng với mỗi MCS:

Bảng 3.3: Bảng MCS và tốc độ khả dụng với mỗi mã

MCS Điều chế Tỷ lệ mã Số bit trên TTI Tốc độđỉnh (1 mã)

1 ¼ 240 120Kbps 2 ½ 480 240Kbps 3 QPSK ¾ 480 360Kbps 4 ½ 960 480Kbps 5 16 QAM ¾ 1440 720Kbps

Việc lựa chọn được các MCS phù hợp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến dung lượng hệ thống cũng như lỗi BLER, trong HSDPA có các căn cứ lựa chọn sau:

76

- UE có thể đánh giá/dự đoán chất lượng kênh đường xuống và thông báo cho Node B biết. Node B sẽ căn cứ vào bản tin này và quyết định định dạng truyền tải. - Node B có thể xác đinh định dạng truyền tải, không cần thông tin phản hồi từ

UE, dựa trên độ lợi công suất của kênh vật lý dành riêng đã kết hợp.

Ưu điểm của AMC:

- Tăng thông lượng trung bình của Cell.

- Tăng hiệu quả khi kết hợp với kỹ thuât lập lịch kênh HS-DSCH.

- Giảm sự ảnh hưởng của nhiễu bởi vì AMC dựa trên thích ứng đường truyền chứ không phải dựa trên thích ứng công suất như trong R99.

Nhược điểm của AMC:

- Nhạy cảm với lỗi và trễ truyền dẫn.

- Đòi hỏi UE phải có khả năng đáp ứng các phương thức điều chế và mã hóa khác nhau tức là UE càng có độ phức tạp cao.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao dung lượng trong hệ thống thông tin di động 3g (Trang 74 - 76)