HARQ với kết hợp mềm cho phép đầu cuối yêu cầu phát lại các khối thu mắc lỗi, đồng thời điều chỉnh mịn tỷ lệ mã hiệu dụng, bù trừ các lỗi gây ra do cơ chế
thích ứng đường truyền. Đầu cuối giải mã từng khối truyền tải mã nó nhận được rồi báo cáo về nút B việc giải mã thành công hay thất bại cứ 5ms một lần sau khi thu
được khối này. Cách làm này cho phép phát lại nhanh chóng các khối số liệu thu không thành công và giảm đáng kể trễ liên quan đế phát lại so với phát hành R3. Nguyên lý xử lý phát lại HSDPA được minh họa ở hình 3.11. Đầu tiên gói
được nhận vào bộ nhớđệm của nút B. Ngay cả khi gói đã được gửi đi nút B vẫn giữ
gói này. Nếu UE giải mã thất bại nó lưu gói nhận được vào bộ nhớđệm và gửi lệnh không công nhận (NAK) đến nút B. Nút B phát lại cả gói hoặc chỉ phần sửa lỗi của gói tùy thuộc vào giải thuật kết hợp gói tại UE. UE kết hợp gói phát trước với gói
được phát lại và giải mã. Trong trường hợp giải mã phía thu thất bại, nút B thực hiện phát lại mà không cần RNC tham gia. Máy di động thực hiện kết hợp các phát lại. Phát theo RNC chỉ thực hiện khi xẩy ra sự cố hoạt động lớp vật lý (lỗi báo hiệu
77
chẳng hạn). Phát lại theo RNC sử dụng chếđộ công nhận RLC, phát lại RLC không thường xuyên xẩy ra.
Hình 3.11: Nguyên lý xử lý phát lại của nút B
Trong R99 chức năng H-ARQ được đặt tại RNC còn trong R5 nó được đặt tại Node B trong lớp MAC-hs nên việc truyền lại được thực hiện nhanh chóng do đó giảm thời gian truyền lại xuống thấp hơn so với trễ truyền lại trong R99. Đó là do những khác biệt sau:
y Không cần báo hiệu giữa Node B và RNC trong quá trình truyền lại H- ARQ. Kết quả là giảm được thời gian trễ trên giao diện Iub/Iur. Việc kiểm soát quá trình truyền lại được đặt tại Node B cũng làm giảm tài nguyên sử dụng trên giao diện Node B.
y Giao thức RLC được cấu hình với những báo cáo trạng thái không thường xuyên của khối dữ liệu lỗi ( vài TTL báo cáo một lần) nhằm mục đích giảm tải báo hiệu, trong khi đó giao thức H-ARQ cho phép báo cáo thường xuyên ( mỗi TTL một lần) do đó giảm được thơi gian trễ.
Không như HARQ truyền thống, trong kết hợp mềm, đầu cuối không loại bỏ thông tin mềm trong trường hợp nó không thể giải mã được khối truyền tải mà kết hợp thông tin mềm từ các lần phát trước đó với phát lại hiện thời để tăng xác suất giải mã thành công. Tăng phần dư (IR) được sử dụng làm cơ sở cho kết hợp mềm trong HSDPA, nghĩa là các lần phát lại có thể chứa các bit chẵn lẻ không có trong các lần
78
phát trước. IR có thể cung cấp độ lợi đáng kể khi tỷ lệ mã đối với lần phát đầu cao vì các bit chẵn lẻ bổ sung làm giảm tổng tỷ lệ mã. Vì thế IR chủ yếu hữu ích trong tình trạng giới hạn băng thông khi đầu cuối ở gần trạm gốc và số lượng các mã định kênh chứ không phải công suất hạn chế tốc độ số liệu khả dụng.
Các hình 3.12 cho thấy thí dụ về sử dụng HARQ sử dụng mã turbo cơ sở tỷ
lệ mã r=1/3 cho kết hợp phần dư tăng. Trong lần phát đầu gói bao gồm tất cả các bit thông tin cùng với một số bit chẵn lẻđược phát. Đến lần phát lại chỉ các bit chẵn lẻ
khác với các bit chẵn lẻ được phát trong gói trước là được phát. Kết hợp gói phát trước và gói phát sau cho ra một gói có nhiều bit dưđể sửa lỗi hơn và vì thếđây là sơđồ kết hợp phần dư tăng.
Hình 3.12: HARQ kết hợp phần dư tăng sử dụng mã turbo