Các loại đầu cuối HSUPA:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao dung lượng trong hệ thống thông tin di động 3g (Trang 107 - 111)

Có sáu loại đầu cuối HSUPA trong R6 với tốc độ đỉnh từ 0,72Mbps đến 5.76Mbps. Bảng liệt kê các khả năng các loại đầu cuối HSUPA trong R6.

Bảng 3.7: Các loại đầu cuối R6 HSUPA Thể loại Số mã cực đại sử dụng đồng thời cho E-DPCH TTI được hỗ trợ Hệ số trải phổ E-DPCH thấp nhất Tốc độ số liệu đỉnh lớp 1 với TTI=10ms Tốc độ số liệu đỉnh lớp 1 với TTI=2ms 1 1 10 4 0,72 N/A* 2 2 2,10 4 1,45 1,45 3 2 10 4 1,45 N/A 4 2 2, 10 2 2 2,91 5 2 10 2 2 N/A 6 4 2,10 2 2 5,76 • N/A: không áp dụng

108

Như vậy R6 có thể có ba loại thiết bị:

• Thiết bị chỉ cho DCH

• Thiết bị có khả năng cả DCH và HSDPA

• Thiết bị có khả năng cả DCH, HSDPA và HSUPA

3.4. TỔNG KẾT:

HSPA là công nghệ tăng cường cho 3G WCDMA còn được gọi là 3G+. HSPA là công nghệ truyền dẫn gói phù hợp cho truyền thông đa phương tiện IP băng rộng. HSDPA sử dụng kênh chia sẻđường xuống trên cơ sở ghép nhiều kênh mã với hệ số trải phổ SF=16, trong đó tối đa số kênh mã dành cho lưu lượng lên đến 15 và một kênh mã được dành cho báo hiệu và điều khiển. HSUPA sử dụng kênh tăng cường E-DCH để truyền lưu lượng. Cả HSDPA và HSUPA đều sử dụng truyền dẫn thích ứng trên cở sở lập biểu và HARQ. Truyền dẫn thích ứng là công nghệ

trong đó tài nguyên vô tuyến dược phân bổ cho người sử dụng dựa trên tình trạng của kênh truyền sóng tức thời đến người sử dụng này: (1) nếu điều kiện truyền sóng tốt người sử dụng được phân phối nhiều tài nguyên hơn, ngược lại người này được phân phối ít tài nguyên. HSDPA sử dụng phân phối tài nguyên theo mã hoặc thời gian trong đó công suất truyền dẫn không đổi và tốc độ truyền dẫn có thể thay đổi số lượng mã, số khe được cấp phát hoặc bằng cách thay đổi sơ đồ truyền dẫn (AMC: Adaptive Modulation and Coding: mã hóa và điều chế thích ứng), còn HSUPA sử dụng phân phối tài nguyên theo công suất với điều kiện công suất được cấp phát cho mỗi máy di động không gây nhiễu cho các máy khác. Khi được cấp phát công suất cao hơn máy di động có thể truyền dẫn tốc độ cao hơn bằng cách sử

dụng nhiều mã hơn cho kênh E-DCH hay giảm hệ số trải phổ SF nhưng không thay

đổi sơđồ truyền dẫn (điều chế luôn là BPSK). Cả hai HSDPA và HSUPA đều sử

dụng HARQ, trong đó bản tin được yêu cầu phát lại được lưu trong bộ nhớđệm để

sau đó kết hợp với bản tin được phát lại tạo thành một bản tin tốt hơn trước khi xử

lý lỗi. Cơ chế phát lại với phần dư tăng cho phép mỗi lần phát lại chỉ cần phát lại một bộ phần của phần dư chưa được phát vì thế tiết kiệm được dung lượng đường

109

truyền. Điểm khác biệt giữa HSDPA và HSUPA là HSDPA không sử dụng điều khiển công suất và chuyển giao mềm trái lại HSUPA sử dụng cả hai kỹ thuật này, ngoài ra HSUPA chỉ sử dụng một kiểu điều chế BPSK vì thế nó không áp dụng kỹ

thuật điều chế mã hóa thích ứng (AMC: Adaptive Modulation and Coding). Trong HSDPA chỉ có chuyển giao cứng. Để thực hiện chuyển giao, UE phải đo tỷ số tín hiệu trên nhiễu kênh P-CPICH của tất cả các ô hoặc các đoạn ô nằm trong tập tích cực (thậm chí có thể cả trong tập ứng cử). Từ kết quả đo nó gửi báo cáo về ô tốt nhất đến SRNC. SRNC sẽ quyết định chuyển giao.

110

KẾT LUẬN

Đểđáp ứng được mục tiêu của đề tài “Các giải pháp nâng cao dung lượng trong hệ thống thông tin di động 3G”, các vấn đề cần giải quyết của luận văn đã

được lần lượt nghiên cứu thông qua nội dung của từng chương như sau:

Chương I thực hiện đánh các hệ thống thông tin di động 3G và trước 3G: Tình hình chuẩn hoá cho các công nghệđược đề xuất cho 3G và xu hướng phát triển của các phiên bản sau của WCDMA. Qua đó xác định được những công nghệ đã được chuẩn hoá, có tiềm năng nhất và được chấp nhận sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho các nhà khai thác

định hướng trong lựa chọn thiết bị, hệ thống của các hãng phù hợp cho triển khai. Chương II tập trung nghiên cứu sâu những khía cạnh kỹ thật chính của công nghệ 3G WCDMA. Qua đó tiến hành đánh giá được ưu nhược điểm của công nghệ

này, từđó đưa ra bài toán thiết yếu để giải quyết vấn đề nâng cao dung lượng của hệ

thống, lấy đó làm căn cứ cho việc lựa chọn công nghệ và đề xuất các bước triển khai phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Chương III tập trung nghiên cứu phương pháp giải quyết bài toán nâng cao dung lượng hệ thống thông qua nghiên cứu cụ thể về công nghệ HSPA (từ R5 của UMTS).

Với cách tiếp cận và giải quyết vấn đề như trên, đề tài đã từng bước đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài đã bám sát và bước đầu giải quyết một số vấn

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tìm hiểu mạng và dịch vụ W- CDMA ( 3G) TS. Nguyễn Phương Loan, Nhà Xuất Bản Bưu Điện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[2]. Ngô Hán Chiêu, Trần Quý, Ngô Duy Tân (2002), “Điều khiển công suất trong thông tin di động DS/CDMA”, Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ,

Viện KHKT Bưu điện, 201-204.

[3]. TS Nguyễn Phạm Anh Dũng, Bài giảng Công nghệ 3G WCDMA UMTS, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.

[4]. Erik Dahlman, Stefan Parkvall, Per Beming, “3G evolution: HSPA and LTE for Mobile Broadband”, Chennai, India.

[5]. Haichuan Zhao, Jianqiu Wu, (Mar 2005), “Implementation and simulation of HSPDA functionality with ns-2”, Linkoping University Electronic Press. [6]. Harri Holma,Antti Toskala, (2006), “HSDPA/HSUPA for UMTS: High Speed

Radio Access for Mobile Communications”, West Sussex PO19 8SQ,

England.

[7]. J-F. Cheng, ‘Coding Performance of Hybrid ARQ Schemes’, IEEE

Transactions on Communications, Vol. 54, June 2006, pp. 1017–1029.

[8]. ‘3rd Generation Partnership Project; Technical Specification Group Radio Access Network; User Equipment (UE) Radio Transmission and Reception (TDD) (Release 7)’, 3GPP, 3GPP TS 25.102.

[9]. ‘3rd Generation Partnership Project; Technical Specification Group GSM/EDGE Radio Access Network; Feasibility Study for Evolved

GSM/EDGE Radio Access Network (GERAN) (Release 7)’, 3GPP, 3GPP,TR 45.912.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao dung lượng trong hệ thống thông tin di động 3g (Trang 107 - 111)