Các khái niệm cơ bản của hệ thống báo hiệu số 7

Một phần của tài liệu Mạng NGN, giao thức báo hiệu và điều khiển SIP, megaco (Trang 53 - 55)

SP là một nút chuyển mạch hoặc nút xử lý trong mạng báo hiệu được cài đặt chức năng báo hiệu số 7 của CCITT. Nó có khả năng nhận và gửi các bản tin báo hiệu. Một tổng đài điện thoại hoạt động như một nút báo hiệu phải là tổng đài SPC và báo hiệu số 7 là dạng thông tin số liệu giữa các bộ vi xử lý.

Điểm chuyển tiếp báo hiệu STP ( Signalling Transfer Point )

Điểm chuyển tiếp báo hiệu là điểm báo hiệu có khả năng định tuyến cho các bản tin, chuyển bản tin báo hiệu từđường này đến đường kia mà không có khả năng xử lý bản tin này. Một STP có thể là một nút định tuyến báo hiệu thuần tuý hoặc cũng có thể gồm cả chức năng của một điểm kết cuối.

™SP/STP tích hợp

Là nút trên mạng có cả hai chức năng SP và STP. ™Quan hệ báo hiệu ( Signalling Relationship )

Giữa hai điểm báo hiệu có quan hệ báo hiệu nếu nó có khả năng thông tin với nhau thông qua mạng báo hiệu kênh chung.

™Đường báo hiệu SL ( Signalling Link ) Đường báo hiệu là đường truyền dẫn tốc độ 64 kbps với các chức năng điều khiển chuyển đổi của nó. Đường báo hiệu được dùng để chuyển các bản tin từđiểm báo hiệu này đến điểm báo hiệu khác.

™Mã điểm báo hiệu SPC ( Signalling Point Code )

Mỗi một điểm báo hiệu SP hay một điểm chuyển tiếp báo hiệu STP đều có một mã điểm báo hiệu, đây là mã nhị phân. Tuỳ theo vị trí của nó có thể là mã điểm gốc OPC ( Originating Point Code ) hay mã điểm đích DPC ( Destination Point Code ).

™Các kiểu báo hiệu

Trong thuật ngữ của CCS No.7, khi hai nút báo hiệu có khả năng trao đổi các bản tin báo hiệu với nhau thông qua mạng báo hiệu ta nói giữa chúng tồn tại một liên

kết báo hiệu. Các mạng báo hiệu có thể sử dụng 3 kiểu báo hiệu khác nhau, trong đó ta hiểu “kiểu” là mối quan hệ giữa đường đi của bản tin báo hiệu và đường tiếng có liên quan.

Kiểu kết hợp: Trong kiểu kết hợp các bản tin báo hiệu và các đường tiếng giữa hai điểm được truyền trên một tập hợp đường đấu nối trực tiếp giữa hai điểm này với nhau

Kiểu không kết hợp: Trong kiểu này các bản tin báo hiệu có liên quan đến các đường tiếng giữa hai điểm báo hiệu được truyền trên một hoặc nhiều tập hợp đường

quá giang, qua một hoặc nhiều điểm chuyển tiếp báo hiệu

Kiểu tựa kết hợp: Kiểu báo hiệu này là trường hợp đặc biệt của kiểu báo hiệu không kết hợp, trong đó các đường đi của bản tin báo hiệu được xác định trước và cốđịnh, trừ trường hợp định tuyến lại vì có lỗi

™Nhóm đường báo hiệu ( Signalling Link Set )

Để nâng cao tính an toàn cho hệ thống trong trường hợp một đường báo hiệu có sự cố thì cần có hai hay nhiều hơn đường báo hiệu song song, tối đa là 16 đường báo hiệu gọi là nhóm đường báo hiệu. Các đường báo hiệu này sẽ hoạt động chia sẻ tải cho nhau và khi một đường có sự cố thì đường khác sẽđảm nhận thay thế.

™Bản tin báo hiệu ( Signalling Message )

Là một tập hợp các thông tin, được định nghĩa tại lớp 3 hay lớp 4, thuộc về một cuộc gọi, sau đó được chuyển như một thực thể bởi chức năng chuyển bản tin.

™Thông tin báo hiệu ( Signalling Information )

Thông tin báo hiệu của bản tin bao gồm các thông tin đối tượng sử dụng như dữ liệu hay tín hiệu điều khiển cuộc gọi, thông tin quản lý và bảo dưỡng, kiểu và dạng bản tin. Trên các đường báo hiệu, những thông tin báo hiệu được bao hàm trong các đơn vị bản tin báo hiệu Message Signalling Unit ( MSU ).

™Cấu trúc mạng

Đểđáp ứng được nhu cầu phát triển của mạng viễn thông, mạng báo hiệu số 7 phải có cấu trúc phân mức. Theo khuyến nghị của CCITT, mạng báo hiệu số 7 phải

được xây dựng sao cho càng ít mức càng tốt, thông thường trong một mạng quốc gia nó gồm 2 mức ứng với 2 mức STP là mức quốc gia và mức vùng.

Một phần của tài liệu Mạng NGN, giao thức báo hiệu và điều khiển SIP, megaco (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)