Mối tương quan giữa CCS No.7 và OSI

Một phần của tài liệu Mạng NGN, giao thức báo hiệu và điều khiển SIP, megaco (Trang 55 - 58)

Hệ thống báo hiệu số 7 kết hợp các chức năng mức cao thành một khối gọi là phần người sử dụng. Mức 3 ( SCCP ) tương ứng với lớp 3 của OSI . TC tương ứng với các lớp 4, 5, 6. TC ở hình vẽ bao gồm phần xử lý dịch vụ trung gian TC - ISP ( TC- Intermediate Service Part ) và phần ứng dụng các khả năng giao dịch ( TC Application Part ). Theo các khuyến nghị của CCITT thì TC - ISP được dành cho tương lai còn TC hiện nay chủ yếu chứa TCAP. Việc trang bị TCAP cho mỗi tổng đài cho phép thâm nhập đến phần các cơ sở

dữ liệu. Như vậy, ngoài việc kết nối các cuộc thu, phát trong quá trình xử lý còn thực hiện các xử lý đặc biệt như phát thông tin quay số bởi thuê bao đến trung tâm điêu khiển các dịch vụ và thu thông tin về nơi nhận thông tin kết nối cho các kiểu mạng khác nhau ( ví dụ: vị trí đầu cuối di động ) và tính cước thông tin cho các phần cơ sở dữ liệu đểđưa ra các dịch vụ trên cơ sở thông tin thu được .

Lớp ứng dụng Lớp trình bày Lớp phiên Lớp vận chuyển Lớp mạng Lớp đường số liệu Lớp đường vật lý Mạng báo hiệu Đường báo hiệu Kênh báo hiệu TUP ISUP OMAP OSI CCS No.7 MTP 4 3 2 1 TCAP SCCP

Hình 2. 12 Mối tương quan giữa CCS no 7 và OSI

với OSI. Ba mức thấp nhất hợp thành phần chuyển bản tin ( MTP ), mức thứ tư gồm các phần ứng dụng. Sự khác nhau lớn nhất giữa CCS No.7 và OSI trong Version đầu tiên là thủ tục thông tin trong mạng. Mô hình OSI mô tả sự trao đổi số liệu có định hướng đấu nối ( Connection Oriented ). Thủ tục thông tin gồm ba pha thực hiện là thiết lập đấu nối, chuyển số liệu và cắt đấu nối. Còn MTP chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển không định hướng ( Connectionless ) tức chỉ có pha chuyển số liệu, do vậy việc chuyển số liệu sẽ nhanh hơn nhưng với số lượng ít hơn.

2.5.5 Giới hạn của hệ thống báo hiệu số 7

™Nhân của hệ thống báo hiệu số 7 đối với mỗi ứng dụng khách hàng cung cấp khả năng để nhận dạng 16384 điểm báo hiệu.

™Số lượng mạch cho mỗi nối liên hệ báo hiệu phần khách hàng có thể đến 4096 mạch (4096 kênh mỗi hướng).

™Số lượng cuộc kết nối SCCP khả dụng ở một điểm báo hiệu đối với mối liên hệ báo hiệu có thểđến 224 SCCP cuộc nối .

Kết luận Chương 2

Trong các Chương 2 em đã trình bày tổng quan về các giao thức báo hiệu chính trong mạng NGN. Qua đó thấy được vai trò quan trọng của giao thức SIP trong mô hình mạng NGN. Các giao thức trên vẫn đang được sử dụng trong các mạng viễn thông thế giới do những ưu điểm của chúng vẫn còn phù hợp với cơ sở hạ tầng mạng, nhu cầu dịch vụ và điều kiện của các quốc gia. Hiện nay hai giao thức đang được sử dụng chủ yếu là các giao thức báo hiệu ngang hàng trong các giao thức báo là giao thức H.323 và giao thức SIP. Giao thức H.323 ra đời trước và đã được ứng dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, nhờ sự đơn giản, khả năng mở rộng và khả năng thích ứng cao trong mạng Internet mà giao thức báo hiệu SIP đã và đang dần thay thế H323. Mô hình tập trung vào SIP sẽ sử dụng MGCP/Megaco trong nội bộ chỉđểđiều khiển các Gateway thoại IP. Đểđiều khiển các media gateway người ta thấy được megaco/248 là giao thức ra đời sau nhưng đã cho thấy được ưu điểm rõ

dệt của nó so với giao thức MGCP, nó cũng đang dần được sử dụng để thay thế cho MGCP.

Chương 3 Giao thức Sip

Một phần của tài liệu Mạng NGN, giao thức báo hiệu và điều khiển SIP, megaco (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)