Các lệnh (Commands)

Một phần của tài liệu Mạng NGN, giao thức báo hiệu và điều khiển SIP, megaco (Trang 106 - 111)

Hầu hết các lệnh là nhằm phục vụ cho việc sử dụng MGC như là một thiết bị khởi tạo lệnh trong việc điều khiển các MG (trong vai trò là các thiết bị hồi đáp lệnh). Có một số ngoại lệ là các lênh Notify và ServiceChange: Notify được gửi từ Media Gateway đến Media Gateway Controller, và ServiceChange có thểđược gửi từ một trong hai

thực thể (MGC hay MG). Dưới đây là sơ lược về các lệnh; các lệnh này sẽđược giải thích kỹ hơn trong phần sau.

1) Add − Lệnh Add thêm một Kết cuối vào một Ngữ cảnh. Lệnh Add thực hiện trên Kết cuối đầu tiên của một Ngữ cảnh được sử dụng để tạo ra ngữ cảnh đó.

2) Modify − Lệnh Modify sửa đổi các thuôc tính, các sự kiện và các tín hiệu của một Ngữ cảnh.

3) Subtract − Lệnh Subtract ngắt một kết cuối ra khỏi Ngữ cảnh và trả về các con số thống kê về sự tham gia của Kết cuối đó trong Ngữ cảnh. Lệnh Subtract thực hiện trên Kết cuối cuối cùng của một Ngữ cảnh sẽ xóa ngữ cảnh đó.

4) Move − Lệnh Move sẽ chuyển một Kết cuối từ một ngữ cảnh này sang một Ngữ cảnh khác.

5) AuditValue − Lệnh AuditValue trả về trạng thái hiện tại của các thuộc tính, các sự kiện, các tín hiệu và các số liệu thống kê của các Kết cuối.

6) AuditCapabilities − Lệnh AuditCapabilities trả về tất cả các giá trị khả dụng cho các thuộc tính, các sự kiện và các tín hiệu của Kết cuối được Media Gateway cho phép. 7) Notify − Lệnh Notify cho phép Media Gateway thông báo cho Media Gateway

Controller về sự xuất hiện của các sự kiện trong Media Gateway.

8) Thay đổi dịch vụ (ServiceChange) − Lệnh ServiceChange cho phép Media Gateway thông báo cho Media Gateway Controller rằng một kết cuối hay một nhóm các kết cuối sắp sửa được lấy ra khỏi dịch vụ hay được trả về dịch vụ. ServiceChange cũng được MG sử dụng để thông báo khả năng sẵn sàng của nó tới một MGC (đăng ký) và để khai báo với MGC về các tình huống khởi động lại (restart) sắp xảy ra hay chưa thành công của MG đó.

4.6 Cấu trúc khuôn dạng bản tin

Error! Reference source not found. dưới đây đưa ra khuôn dạng cấu trúc bản tin trong giao thức Megaco/H.248.

Hình 4. 5 Cấu trúc khuôn dạng bản tin Theo hình trên, cấu trúc của một bản tin H.248 nói chung như sau: • Bản tin = Nhãn tiêu đề + một hoặc nhiều giao dịch

• Giao dịch: Đơn vị chức năng lớn nhất của giao thức • Yêu cầu giao dịch

• Phúc đáp giao dịch

• Mỗi giao dịch sẽ bao gồm một hoặc nhiều hành động • Thông tin liên quan đến ngữ cảnh đơn

• Thuộc tính Context-level + các lệnh (commands) • Mỗi lệnh sẽ liên quan đến một kết cuối cụ thể

• Bộ mô tả:

• Một đơn vịđược mang cùng trong câu lệnh

• Thông tin liên quan đến chức năng cụ thể của giao thức

• Các tham số cho một lệnh

Theo đó một bản tin Megaco/H248 bao gồm một tiếp đầu (header) và một hoặc nhiều giao dịch (transaction). Không có quan hệ cần thiết giữa những giao dịch này, và mục đích để chúng được xử lý bằng bộ tiếp nhận thì không được định nghĩa. Tiếp đầu bản tin nhận dạng phiên bản giao thức và nhận dạng của phần tử khởi phát bản tin. Tại nơi mà nội dung của bản tin yêu cầu một đáp ứng, nó phải được trả lại đến địa chỉ mà từ đó bản tin phát đi.

Kết luận chương 4

Qua phân tích trên ta có thể thấy giao thức Megaco/H.248 là một chuẩn mở được chấp nhận rộng rãi. Nó là cách tiếp cận nhiều đặc tính và được phát triển đầy đủ cung cấp nhiều lựa chọn cho việc xây dựng các sản phẩm giá trị gia tăng với các đặc tính phân biệt.

So với MGCP thì MEGACO/H248 được cải thiện ở một số các điểm nhất định như sau :

9 Hỗ trợ các dịch vụđa phương tiện và điện thoại thấy hình hội nghị 9 Có khả năng sử dụng UDP hoặc TCP

9 Sử dụng mã hoá theo chếđộ text hoặc nhị phân

9 MGC và MEGACO/H248 có cùng chung kiến trúc nhưng lại khác biệt rất lớn về mặt giao thức. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giao thức này chính là về việc điều khiển được gắn với việc kết thúc và ngữ cảnh trong khi MGCP lại chỉ là các kết nối riêng biệt.

Do đó chúng ta có thể khẳng định rằng trong thời gian tới, các nhà cung cấp dịch vụ cũng như các nhà cung cấp thiết bị viễn thông sẽ lựa chọn giao thức Megaco/H.248 là giao thức điều khiển thiết lập cổng truyền thông cho các MediaGateway từ các MGC trong mạng NGN.

KẾT LUẬN

SIP là một giao thức đã và đang được sử dụng rất hữu hiệu trong mạng NGN Nó đã cho thấy được ưu điểm rõ dệt trong việc thay thê hiệu quả cho giao thức H323 trong giao thức điếu khiển ngang hàng đồng thời với sự hỗ trợ của Megaco với các tính năng cải thiện về mặt hỗ trợđa phương tiện và chế độ bảo mật hai giao thức này sẽ taoj nên sự phát triển của mạng NGN trong tương lai. Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, bản đồ án " Nghiên cứu giao thức SIP/Megaco trong mạng NGN " đã đạt được các kết quả sau:

Chương I trình bày tổng quan về mạng NGN. Qua những gì được trình bày, có thể thấy được xu thế phát triển của công nghệ và dịch vụ viễn thông, tiền đề ra đời mạng NGN; hiểu được khái niệm, kiến trúc tổng thể, các thành phần mạng và giải pháp, cũng như là cấu trúc của một số nhà cung cấp và các tổ chức quốc tế.

Chương II trình bày các giao thức báo hiệu trong mạng NGN, qua đó hiểu được ý nghĩa, cấu trúc và hoạt động của một số giao thức cơ bản.

Chương III trình bày giao thức khởi tạo phiên SIP. Trong chương này đã nêu lên được các chức năng cơ bản của SIP, các thành phần của kiến trúc SIP và các loại bản tin SIP trong phần giới thiệu giao thức SIP; các trường tiêu đề và mã trạng thái trong bản tin SIP; nguyên lý hoạt động của các SIP Client và Server, User Agent, SIP Proxy và Redirect Server.

Chương IV đề cập đến giao thức điều khiển cổng megaco về cấu trúc các contexts, termination và các lệnh sử dụng trong giao thức này.

Tuy em đã hết sức cố gắng để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô cũng như của bạn bè để có thể hoàn thiện được hơn trong tương lai.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Quang Hiếu đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.

Tài liệu tham khảo

Tiếng anh

1. Handley, (2001), Columbia U, SIP: Session Initiation Protocol.

2. H.Schulzrinne, J. Rosenberg(1998), Cambridge, U.K , A Comparison of SIP and H.323 for Internet Telephony.

3. Donald W.gregory (2007), Mac ground – Hill, Voice and data communication hand books.

4. IETF,RFC 3261, (2002), SIP: Session Initiation Protocol.

5. IETF RFC 2046, (1996), Multipurpose Internet Mail Extensions (MIME) Part Two: Media Types.

6. IETF RFC 3372 (2002), Session Initiation Protocol for Telephones (SIP-T): Context and Architectures.

7. ITU-T, (2004), Interworking between Session Initiation Protocol (SIP) and Bearer Independent Call Control Protocol or ISDN User Part.

8. Neill Wilkinson, (2002), John Wiley & Sons Ltd, England,

Next Generetion Network Services.

9. SG11 (2002), Geneva, ITU-T, TRQBICC-ISUP-SIP Scope of Profile C and the regarding support of SIP with ISUP MIME.

10. Steve steinken,(2003), CMP books, Network tutorial

11.ITU-T, Recommendation H.245 (02/98), Control protocol for Multimedia communication.

Tiếng việt

1. Lê Ngọc Giao & Nguyễn Tất Đắc, (2002), Viện khoa học kỹ thuật bưu

điện,Nghiên cứu các giải pháp điều khiển kết nối và phối hợp báo hiệu trong mạng NGN.

2. Nguyễn Quý minh Hiển, (2002),Nhà xuất bản bưu điện, Mạng viễn thông thế hệ sau

Một phần của tài liệu Mạng NGN, giao thức báo hiệu và điều khiển SIP, megaco (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)