Ống tăng áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng và mô phỏng quy trình kiểm tra bảo dưỡng turbine khí xả TCR22 (Trang 71 - 75)

- Vệ sinh ướ t( nếu cần)

7: Ống tăng áp

Yêu cầu

Việc vệ sinh phải tuân thủ theo bảng thời gian bảo dưỡng turbine

Điều kiện tiến hành

Vệ sinh khô trong quá trình hoạt động khi động cơ đang ở chế độ tải thông thường, không cần thiết phải giảm tải động cơ.

Két chứa (1) phải được cố định ở vị trí tiện dụng, không thấp hơn 1m so với điểm nối (4). Đường ống (3) không dài hơn 6m và phải lắp giá đỡ chống rung động, bảo đảm dòng khí không bị cản.

Nhiệt độ hoạt động cao nhất của van 3 ngã (B): nhỏ hơn hoặc bằng 1500C.

Lưu ý: Không được sử dụng nước cho thiết bị trên để rửa tuabin khí xả, khi turbine đang hoạt động ở chế độ tải có nhiệt độ cao khi sử dụng nước có thể cánh turbine bị phá hủy do hiệu ứng sốc nhiệt.

Quá trình thực hiện

1. Van chặn (A) phải đóng

2. Van 3 ngã (B) phải đặt ở vị trí “0” 3. Vặn tán (2) ra.

Điền đầy hạt vào két(1), két có thể tích 0.5 lít . Sau đó vặn nút (2) lại 4. Mở van chặn (A)

Mở van 3 ngã (B) từ từ đến vị trí “I” đến khi nghe tiếng rít chứng tỏ hạt đã được đẩy đi

Thời gian đẩy hạt xấp xỉ 30 giây 5. Đóng van chặn (A)

6. Đặt van 3 ngã (B) đến điểm “0”( đường khí ). Đường khí sẽ giúp hạn chế việc ống bị tắc cũng như gỉ sét.

7. Trong trường hợp tuabin khí xả bị rung động trước khi tiến hành vệ sinh, tiến hành lặp lại quá trình vệ sinh như trên.

Trường hợp rung động không ngừng, có thể nguyên nhân gây ra là các cáu cặn bám trên cánh tuabin làm khối lượng cân bằng của cánh thay đổi, tốt nhất là tiến hành vệ sinh bằng cách cơ khí ( tháo rã vệ sinh bảo dưỡng turbine).

4.4.3.3 Vệ sinh cánh gió – Phun áp lực

Hình 4.6: Sơ đồ phương pháp vệ sinh cánh gió bằng áp lực

1: Tay vặn 5: Khớp nối âm

2: Bình khí nén 6: Van đóng mở

3: Van an toàn 7: Vỏ cánh gió

4: Khớp nối dương 8: Bảng hướng dẫn

Yêu cầu

Việc vệ sinh phải tuân thủ theo bảng thời gian bảo dưỡng turbine.

Điều kiện tiến hành

Vệ sinh cánh gió thực hiện với động cơ được làm nóng lên và trong hoạt động đầy tải.

Sử dụng nước ngọt để vệ sinh.

Không được tắt máy ngay sau khi vệ sinh, tiếp tục chạy trong vòng vài phút đến khi nước được làm khô.

Quá trình thực hiện

1. Chạy động cơ ở chế độ đầy tải.

2. Vặn tay quay (1) trên bình chứa áp lực phun(2) sang trái và thực hiện bơm

3. Nạp nhiều nhất là 2 lít nước ngọt vào bình chứa ( trên bình có nhãn 2 lít)

4. Thực hiện bơm đến khi van an toàn(3) nhảy 5. Nối với vòi và đầu phun (4) với khớp nối (5)

6. Nhấn nút mở trên van tay(6) để nước phun vào cánh gió, thời gian ước chừng 30 giây

Sau khi vệ sinh sau, tháo các khớp nối và xả nước bình áp lực phun.

4.4.4 Vệ sinh phin lọc gió

Hình 4.7: Cấu tạo phin lọc gió nạp

544.202: Vòng chặn 544.205: Vỏ bọc 544.201: Đệm lọc khí

Yêu cầu

Việc vệ sinh phải tuân thủ theo bảng thời gian bảo dưỡng turbine

Điều kiện tiến hành

Được vệ sinh mỗi 250 giờ hoạt động.

Sử dụng nước ấm và pha thêm hóa chất làm sạch trung tính.

Quá trình thực hiện

Tháo vòng chặn (544.202), tiếp đến tháo vỏ bọc (544.205) và đệm lọc khí (544.201).

Vệ sinh đệm lọc khí bằng nước ấm pha thêm hóa chấm làm sạch trung tính. Tránh việc vệ sinh quá mạnh làm vỡ, rách đệm lọc khí.

4.5 Cụm tuabin khí xả tăng áp

Hình 4.8: Turbine khí xả TCR22

544: Bộ lọc khí 506: Đường khí xả ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng và mô phỏng quy trình kiểm tra bảo dưỡng turbine khí xả TCR22 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)