Tiền mặt là một thành phần quan trọng trong tài sản lưu động của Công ty, với tính linh hoạt cao, tiền mặt được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của Công ty cho những nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có Phiếu thu, Phiếu chi, các chứng từ liên quan và có
TK 911 TK 632 TK 642 TK 511 TK 421 TK 421 (1) (3) (2) (5) (4) (6) TK 521
(1): Kết chuyển giá vốn sang TK xác định kết quả KD (2): Kết chuyển chi phí QLDN sang TK xác định kết quả KD (3): Kết chuyển Doanh thu bán hàng sang TK xác định kết quả KD (4): Kết chuyển lãi Hoạt động bán hàng sang TK xác định kết quả KD (5): Kết chuyển lỗ Hoạt động bán hàng sang TK xác đinh kết quả KD (6): Kết chuyển chiết khấu thương mại sang TK doanh thu bán hàng.
đủ chữ ký của nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định. Kế toán tiền mặt sử dụng TK 111 “Tiền mặt” để phản ánh số tiền hiện có, tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ. Công ty tổ chức sổ sách hạch toán tiền mặt theo hình thức Nhật ký chung. Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền tại quỹ gồm: Phiếu thu, Phiếu chi, Biên lai thu tiền, Biên bản kiểm kê quỹ,… Hàng ngày, kế toán tiền mặt căn cứ vào các chứng từ gốc là phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, lệnh chi, hóa đơn GTGT,…để ghi vào Sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái TK 111. Ngoài ra, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn được kế toán ghi vào Sổ chi tiết TK 111. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán tiền mặt cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu trên Sổ Cái với Bảng tổng hợp chi tiết TK 111 thì kế toán dùng số liệu đó để lập Báo cáo tài chính. Phần hành kế toán tiền mặt có 2 nghiệp vụ là nghiệp vụ thu tiền và nghiệp vụ chi tiền.
Nghiệp vụ thu tiền: Các chứng từ sử dụng liên quan đến nghiệp vụ thu tiền gồm có: Phiếu thu, Hóa đơn bán hàng thông thường, Hóa đơn GTGT, Biên lai thu tiền,…Phiếu thu do kế toán tiền mặt lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung yêu cầu vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt, rồi được chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ, phiếu thu phải có chữ ký của người nộp tiền, kế toán trưởng, người lập phiếu thu ( thường là kế toán tiền mặt ), thủ trưởng đơn vị và thủ quỹ. Liên 1 lưu tại nơi lập phiếu, liên 2 giao cho thủ quỹ để ghi sổ quỹ, liên 3 được giao cho người nộp tiền.
Nghiệp vụ chi tiền: Các chứng từ sử dụng liên quan đến nghiệp vụ chi
tiền gồm có: Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi, Hóa đơn bán hàng thông thường, Hóa đơn GTGT,…Khi có giấy đề nghị chi tiền, có thể với mục đích mua hàng, thanh toán chi phí điện nước, hoặc là nhân
viên tạm ứng, sau khi được sự phê duyệt của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị, giấy đề nghị chi tiền được gửi đến kế toán tiền mặt để lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký ( ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trướng, thủ trưởng đơn vị, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi. Liên 1 lưu tại nơi lập phiếu, liên 2 giao cho thủ quỹ và liên 3 giao cho người nhận tiền.
Các nghiệp vụ thu và chi tiền tại quỹ tiền mặt xảy ra tương đối thường xuyên nhưng với số tiền ít vì theo quy định của Công ty thì tất cả các giao dịch với số tiền lớn hơn 20 triệu đồng thì đều phải thanh toán qua ngân hàng.
Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, kế toán tiền mặt căn cứ vào phiếu thu hạch toán như sau:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK ( liên quan) : …
Khi phát sinh các nghiệp vụ chi tiền kế toán căn cứ vào phiếu chi hạch toán như sau:
Nợ TK ( liên quan): … Có TK 111: Tiền mặt
PHẦN 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM TÍN