kết quả và thảo luận
3.1.2. chảy tỏa của vữa xi măng – n−ớc
Với các mẫu vữa xi măng – n−ớc, khi trộn cùng một tỷ lệ n−ớc thì yếu tố ảnh h−ởng chính đến độ chảy tỏa là hàm l−ợng và bản chất của phụ gia (thành phần hạt, hình dạng hạt, độ mịn, tỉ lệ N/R). Kết quả xác định độ chảy tỏa đ−ợc chỉ ra trong bảng 3.3 và hình 3.3.
Từ kết quả nhận thấy rằng, xi măng có thêm phụ gia bột đá vôi mịn Q với hàm l−ợng từ 5 – 15% thì độ chảy tỏa tăng so với mẫu xi măng gốc ( đặc biệt mẫu 5% thì tăng nhiều) còn với hàm l−ợng từ 20 – 35% thì độ chảy tỏa giảm. Khi thay bằng bột đá vôi siêu mịn S thì độ chảy tỏa kém hơn xi măng nền, đặc biệt với hàm l−ợng đ−a vào từ 5 – 15% thì ảnh h−ởng khá rõ rệt (giảm 37% so với mẫu nền).
Bảng 3.3. Độ chảy tỏa của vữa xi măng – n−ớc
Mẫu Tỷ lệ N−ớc/Xm Độ chảy tỏa (mm) Mẫu Tỷ lệ N−ớc/Xm Độ chảy tỏa (mm) Q0 0.5 86.25 S0 0.5 86.25 Q5 0.5 96.50 S5 0.5 79.00 Q10 0.5 90.38 S10 0.5 63.75 Q15 0.5 89.13 S15 0.5 53.50 Q20 0.5 85.00 S20 0.5 59.38 Q25 0.5 80.50 S25 0.5 58.13 Q30 0.5 78.63 S30 0.5 46.63 Q35 0.5 77.25 S35 0.5 51.38
Hình 3.3. Quan hệ giữa độ chảy tỏa và hàm l−ợng đá vôi
Khi tỷ lệ đá vôi tăng lên từ 20 – 35% thì độ chảy tỏa vẫn thấp hơn mẫu nền nh−ng thay đổi không đáng kể so với các tỷ lệ tr−ớc đó.
Khi trộn xi măng với n−ớc, thí nghiệm này đ−ợc thực hiện trong thời gian khá nhanh ( khoảng 4 phút), do đó ở những phút đầu tiên thì khả năng phản ứng của các khoáng xi măng để tạo ra lớp gel và hình thành hệ keo là không lớn. Với tỷ lệ N/R lớn (0,5) thì độ chảy tỏa của vữa xi măng – n−ớc lúc này phụ thuộc chủ yếu vào l−ợng hạt mịn, khả năng tr−ợt giữa các hạt CKD và phụ gia thông qua màng n−ớc bao quanh các hạt.
Đối với đá vôi mịn, khi cho vào 5 – 15% thì độ chảy tỏa tăng, điều này là do: Các hạt đá vôi trơ hóa học với n−ớc, làm cho nhu cầu n−ớc hóa học giảm, dẫn tới tăng l−ợng n−ớc tự do bao quanh giữa các hạt làm cho chiều dày màng n−ơc tăng lên. Mặt khác, khi cho vào 5 – 15% đá vôi mịn có thể đã tạo ra một cấp phối cỡ hạt hợp lý tạo cho hồ xi măng có độ linh động hơn.
Trong thành phần hạt của đá vôi mịn có một l−ợng nhất định hạt siêu mịn (l−ợng hạt < 10àm chiếm khoảng 30%), nên khi càng tăng hàm l−ợng đá vôi này thì càng làm tăng diện tích bề mặt chất rắn, nhu cầu n−ớc bao quanh các
hạt rắn càng lớn trong khi l−ợng n−ớc đ−a vào không đổi, dẫn tới màng n−ớc giữa các hạt bị mỏng đi, làm tăng ma sát giữa các hạt, khiến cho khả năng tr−ợt lên nhau giữa các hạt kém hơn, do đó hồ kém linh động hơn và độ chảy tỏa giảm. Điều này cũng hợp lý và rõ ràng hơn khi thay thế đá vôi mịn bằng đá vôi siêu mịn (l−ợng hạt mịn nhiều hơn), thể hiện ở việc độ chảy tỏa đã giảm ngay từ mẫu S5: từ đồ thị có thể nhận thấy mức độ giảm độ chảy tỏa khi thêm 5% đá vôi siêu mịn t−ơng đ−ơng với khi thêm > 20% đá vôi mịn.