a. Cường độ
Cường độ của vật liệu là khả năng của chúng chịu được các ứng suất (nén, kéo, uốn) đạt đến giá trị nhất định mà không bị phá hoại [2]. Cường độ chịu nén của vật liệu cách nhiệt không lớn (0,2 - 2,5Mpa). Cường độ chịu uốn của vật liệu dạng sợi đối với vật liệu vô cơ không lớn (0,15 - 0,5Mpa), đối với tấm sợi gỗ là (0,4 - 2MPa). Vật liệu cách nhiệt có cấu trúc sợi, cường độ nén và uốn có thể được cải
.100% .100% a o o a V đ V .100% o a.100% 1 o.100% r o o a V V V r V V a V Vo r V
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 23 thiện khi tăng hàm lượng và khả năng phân tán của chất kết dính trong vật liệu. Việc sử dụng chất kết dính có cường độ cao, tăng khả năng bám dính giữa chất kết dính với sợi, sự sắp xếp có định hướng hay việc tạo ra mạng không gian hợp lý giữa các sợi. Vật liệu cách nhiệt phải có cường độ sao cho không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, sắp kho, xây cất và cả trong điều kiện sử dụng [6].
b. Độ ẩm:
Độ ẩm là tỷ lệ nước có tự nhiên trong vật liệu ở trạng thái tự nhiên tại thời điểm thí nghiệm. Ký hiệu W (%)
Độ ẩm của vật liệu được xác định bằng công thức sau:
(1-6) Trong đó: - Khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái tự nhiên, kg; - khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái khô, kg.
Độ ẩm là đại lượng thay đổi liên tục tùy thuộc điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường, vật liệu có thể hút ẩm hoặc nhả ẩm tùy theo sự chênh lệch giữa áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí và trong vật liệu. Độ ẩm cũng phụ thuộc vào cấu tạo nội bộ của vật liệu và bản chất ưa nước hay kỵ nước của nó.
Khi vật liệu bị ẩm hoặc là khi độ ẩm vật liệu thay đổi thì một số tính chất của vật liệu cũng thay đổi theo như: cường độ, khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện, thể tích…[4]
c. Độ hút nước
Độ hút nước của vật liệu là khả năng hút và giữ nước của nó ở điều kiện thường và được xác định bằng cách ngâm mẫu vào trong nước có nhiệt độ 20 ±0.5
0C. Trong điều kiện đó nước chỉ có thể chui vào lỗ rỗng hở, do đó mà độ hút nước luôn luôn nhỏ hơn độ rỗng của vật liệu.
Độ hút nước không những làm giảm tính cách nhiệt của vật liệu xốp mà còn làm giảm cường độ và tuổi thọ của nó. Vật liệu có lỗ rỗng kín, thí dụ thuỷ tinh bọt,
.100 k k m m W m m mk
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 24 có độ hút nước nhỏ. Để giảm độ hút nước người ta thường sử dụng phụ gia kị nước.
Độ hút nước của vật liệu phụ thuộc vào độ rỗng, đặc tính lỗ rỗng và thành phần của vật liệu. Khi độ hút nước tăng lên sẽ làm cho thể tích của một số vật liệu tăng lên, khả năng thu nhiệt tăng nhưng cường độ chịu lực và khả năng cách nhiệt giảm [6].
d. Tính thấm hơi và thấm khí
Tính thấm hơi và thấm khí của vật liệu cách nhiệt phải được tính đến khi sử dụng chúng trong kết cấu bao che. Việc cách nhiệt không hạn chế sự trao đổi khí của nhà ở với môi trường xung quanh, qua tường ngoài của nhà [6].
e. Tính chịu lửa
Tính chịu lửa liên quan đến độ chống cháy của vật liệu có nghĩa là khả năng bắt lửa và cháy. Vật liệu dễ cháy chỉ có thể sử dụng khi dùng các biện pháp bảo vệ cháy [6].
f. Tính bền hoá và bền sinh vật
Vật liệu cách nhiệt xốp dễ bị khí và hơi xâm thực trong môi trường xung quanh thấm vào. Vì vậy chất kết dính (keo, tinh bột) và vật liệu cách nhiệt hữu cơ cần phải có độ bền sinh vật, có nghĩa là có khả năng chống sự tác dụng của nấm mốc và các côn trùng [6].