Nguyên liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất cơ lý của một số vật liệu (Trang 76)

Vật liệu mẫu được chọn để thí nghiệm là tấm xơ thủy tinh có các thông số sau:

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 66

Bảng 2.1 : Thông số mẫu vật liệu thí nghiệm

Nguyên liệu

Nhãn hiệu Công ty sản xuất Kích thước (mm) Tỷ trọng (kg/m3) Tấm xơ thủy tinh Isoglass Shenzhen Co;LTD China 7500 x1200 x 50 32 2.6 Chuẩn bị thí nghiệm

2.6.1 Xác định các đặc điểm cấu tạo của vật liệu

- Mẫu vật liệu được chụp SEM tại phòng thí nghiệm công nghệ Nano, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

- Kích thước mẫu khoảng 1x1x1cm.

- Bề mặt mẫu được phủ một lớp vật liệu dẫn điện cực mỏng để tăng tính dẫn điện cho xơ thủy tinh.

2.6.2 Đo độ dày của tấm vật liệu.

Độ dày của tấm xơ thủy tinh được xác định dựa trên tiêu chuẩn ASTM C167-98. Tiến hành đo độ dày tại 10 vị trí, sau đó tính giá trị độ dày trung bình của mẫu.

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 67

2.6.3 Đo khối lượng thể tích của mẫu xơ thủy tinh

Khối lượng thể tích của mẫu vật liệu được xác định theo tiêu chuẩn ASTM C303- 10, tại phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, công ty Bureau Veritas Consumer Products Services Việt Nam.

• Dụng cụ thí nghiệm:Dùng kim để đo độ dày vật liệu, cân điện tử có độ chính xác đến ± 0,1mg, tủ sấy.

• Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:

- Chuẩn bị 5 mẫu có kích thước dài: 200mm, rộng:100mm.

- Vị trí lấy mẫu trên tấm vật liệu theo tiêu chuẩn ASTM C167-98 như hình bên dưới:

Hình 2.3: Vị trí lấy mẫu thí nghiệm khối lượng thể tích

• Tiến trình thí nghiệm:

- Sấy khô 5 mẫu ở nhiệt độ 110oC.

- Đem cân từng mẫu được khối lượng G1, G2, G3, G4, và G5.

• Tính toán khối lượng thể tích:

(2-1)

o G V

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 68 Trong đó: - thể tích tự nhiên của mẫu, cm3; G - khối lượng của vật liệu sau khi sấy khô, g; γ - khối lượng thể tích của vật liệu, g/cm3; δ - là độ dày của từng mẫu, cm.

2.6.4 Xác định khối lượng riêng

Xác định khối lượng riêng theo tiêu chuẩn ASTM C128-88 của vật liệu dạng hạt mịn,.

• Dụng cụ thí nghiệm: Bình tỷ trọng có vạch chuẩn, cân điện tử có độ chính xác đến ± 0,1mg, tủ sấy và pipet.

• Chuẩn bị mẫu thí nghiệm:

Dùng kéo cắt nhỏ mẫu vật liệu xuống kích thước khoảng 1mm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tiến trình thí nghiệm:

- Sấy mẫu đã chuẩn bị đem sấy ở nhiệt độ 110oC đến khối lượng không đổi. Để nguội mẫu trong bình hút ẩm.

- Rửa sạch bình đo tỉ trọng bằng nước cất.

- Sấy bình trong tủ sấy ở nhiệt độ 110oC. Để nguội bình. Cân và ghi khối lượng bình mb.

- Cho mẫu đã sấy khô vào bình tỷ trọng 100 ml, mẫu chiếm khoảng 50% thể tích bình, cân và ghi khối lượng của bình đo tỉ trọng đã chứa mẫu thí nghiệm mb+m.

- Đổ nước cất vào bình tỷ trọng đã chứa mẫu cho đến khi mẫu vật liệu hoàn toàn ngập trong nước, ngâm 24 giờ chovật liệu ngấm nước toàn phần và điền đầy hết khe hở. Sau đó cho thêm nước vào, lắc ngấm 3 lần cách nhau 1 giờ. - Tiếp tục cho thêm nước vào bình đến vạch định mức, cân được khối lượng m2.

- Cho nước cất và vật liệu trong bình ra ngoài, sau đó rửa sạch và sấy khô bình.

20 10

o

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 69 - Tiếp theo cho nước cất vào bình đến vạch định mức, đem cân được khối lượng m1.

- Sự chênh lệch khối lượng giữa (G+m1) và m2 chính là khối lượng vật liệu chiếm chỗ trong bình.

• Tính toán kết quả dựa trên công thức:

(2-2) Trong đó: = mb+m - mb, khối lượng của mẫu sau khi sấy khô, g; - khối lượng của bình tỷ trọng chỉ chứa nước, g; - khối lượng của bình tỷ trọng chứa mẫu vật liệu và nước, g; - khối lượng riêng của nước, = 1g/cm3

; - khối lượng riêng của xơ thủy tinh, g/cm3

.

2.6.5 Xác định độ rỗng của tấm xơ thủy tinh

Độ rỗng của tấm xơ thủy tinh được xác định thông qua khối lượng riêng và khối lượng thể tích của vật liệu theo công thức [6]:

(2-3) Trong đó: - khối lượng thể tích của tấm vật liệu mẫu, kg/m3, đại lượng này có được thông qua quá trình thí nghiệm mục 2.6.2; - khối lượng riêng của tấm vật liệu mẫu, kg/m3, đại lượng này có được thông qua quá trình thí nghiệm mục 2.6.3.

2.6.6 Xác định hệ số dẫn nhiệt của tấm xơ thủy tinh:

• Tiêu chuẩn thí nghiệm:

Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu được đo theo tiêu chuẩn GOST 30.256-94, được thực hiện trong phòng thí nghiệm với nhiệt độ 25oC, độ ẩm 65%.

• Dụng cụ thí nghiệm: Thiết bị đo hệ số dẫn nhiệt  là thiết bị kỹ thuật số chuyên dụng model МИТ-1 (Liên Bang Nga) phạm vi đo: 0,03  0,2 (W/m.K). 1 2 . n R G G m m      G m1 2 m n  nR 1 o .100% a r          oa

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 70

• Chuẩn bị mẫu: Chuẩn bị 10 mẫu có kích thước: dài 120mm x rộng 45mm x dày 50mm

• Tiến trình thí nghiệm:

Đo hệ số dẫn nhiệt của vật liệu với các khối lượng thể tích khác nhau. Việc thay đổi khối lượng thể tích của các mẫu được thực hiện trên cùng một tấm mẫu của nhà sản xuất để loại bỏ ảnh hưởng của sự không đồng nhất của mẫu thí nghiệm.

Đo độ dẫn nhiệt của một tấm độ dày 1 lớp. Sau đó các mẫu được xếp chồng lên nhau thành 1, 2, 3, 4 lớp rồi tác dụng lực để ép về chiều dày của một lớp. Tiến hành đo lặp lại 3 lần trên mỗi mẫu và lấy giá trị λ trung bình.

Bảng 2.2: Phương án thí nghiệm

Mẫu đo Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4

Số lớp xếp chồng (lớp) 1 2 3 4 Độ dày mẫu (mm) 50 50 50 50 Khối lượng thể tích γ (kg/m3 ) 1 2 3 4γ Hệ số dẫn nhiệt λ (W/m.K) λ1γ λ2γ λ3γ λ4γ 2.6.7 Xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng cách sử dụng phần mềm Excel để: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tính toán số liệu trung bình, độ lệch của các thông số.

• Vẽ biểu đồ quan hệ giữa các yếu tố: - Độ rỗng và khối lượng thể tích,

- Hệ số dẫn nhiệt và khối lượng thể tích,

- Khối lượng thể tích với hệ số dẫn nhiệt và cách nhiệt của vật liệu, - Độ rỗng và hệ số dẫn nhiệt.

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 71

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Một số thông số kỹ thuật và cấu tạo của tấm xơ thủy tinh 3.1.1 Phân bố các xơ và vi cấu trúc của tấm xơ 3.1.1 Phân bố các xơ và vi cấu trúc của tấm xơ

Quy trình sản xuất tấm xơ thủy tinh tương tự như công nghệ phun thổi trong sản xuất vải không dệt. Tấm xơ thủy tinh cách nhiệt được sản xuất từ thủy tinh dạng lỏng nóng chảy ở nhiệt độ cao, sau khi dòng thủy tinh lỏng đi ra khỏi bể chứa dung dịch thì đến bộ phận kéo sợi ly tâm gồm có các lỗ định hình. Xơ được bộ phận quạt hút và được phủ thêm chất kết lắng xuống bề mặt băng tải tạo thành các màng xơ. Các màng xơ xếp lớp lên nhau nên tấm xơ thủy tinh có cấu trúc xếp lớp như hình 3.1.

Hình3.1: Cấu trúc phân bố trong tấm xơ thủy tinh

Sự phân bố xơ cũng góp phần ảnh hưởng đến tính dẫn nhiệt của vật liệu. Trong quá trình sản xuất tấm xơ thủy tinh, các xơ được sắp xếp ngẫu nhiên trên các màng xơ. Các màng xơ được ép lại thành tấm xơ nên các xơ phân bố trong tấm vật liệu là phân bố ngẫu nhiên không theo hướng nào cả. Điều này được thể hiện rõ qua ảnh chụp SEM hình 3.2

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 72

Hình 3.2:Ảnh SEM chụp phân bố các xơ

Trên hình có thể thấy khoảng cách giữa các xơ lớn hơn rất nhiều so với đường kính xơ, do đó trong tấm xơ có rất nhiều lỗ rỗng. Độ rỗng trong tấm xơ được tạo ra bởi không gian giữa các xơ sắp xếp không theo quy luật nhất định, các xơ bện vào nhau chồng chéo. Sự sắp xếp ngẫu nhiên giữa các xơ và các lỗ rỗng đã tạo cho tấm xơ thủy tinh có độ xốp khá cao.

3.1.2 Đặc điểm liên kết các xơ trong tấm xơ thủy tinh cách nhiệt

Trong tấm xơ thủy tinh, các hạt keo được phun vào trong quá trình sản xuất có tác dụng liên kết các xơ để tạo thành các màng xơ. Tuy nhiên từ ảnh SEM chụp liên kết giữa các xơ cho thấy kích thước các hạt keo rất nhỏ, sự phân bố các hạt keo không đồng đều và mật độ tương đối thấp.

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 73 Các hạt keo phân bố ngay trên xơ tại những điểm không tiếp xúc với xơ khác. Do đó tấm xơ thủy tinh có thể dễ dàng tách lớp và sự ảnh hưởng của các hạt keo đến tính truyền nhiệt của tấm xơ rất ít.

3.1.3 Kích thước xơ trong tấm xơ thủy tinh

Từ hình 3.4 có thể thấy rõ kích thước xơ trong tấm xơ thủy tinh không có sự đồng nhất, đường kính xơ thủy tinh đo được trong khoảng 7µm-10µm. Theo kết quả nghiên cứu tổng quan về xơ thủy tinh cách nhiệt cho thấy trong khoảng đường kính 5µm-10µm thì hiệu quả cách nhiệt tốt nhất [20]. Như vậy xơ trong tấm vật liệu mẫu cũng có kích thước xơ phù hợp với khoảng giá trị này.

Hình 3.4: Ảnh SEM chụp đường kính xơ

Ngoài ra, nhìn vào hình mặt cắt ngang của xơ hình 3.5 có thể thấy tiết diện xơ thủy tinh gần như là hình tròn và đặc. Do đó độ rỗng trong tấm xơ thủy tinh chỉ do khoảng cách giữa các xơ tạo nên.

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 74

Hình 3.5: Ảnh SEM chụp tiết diện xơ

3.1.4 Độ dày tấm xơ thủy tinh

Độ dày của tấm xơ thủy tinh được xác định trên năm mẫu, với mỗi mẫu đo ở 10 vị trí khác nhau theo tiêu chuẩn ASTM C167- 98.

Bảng 3.1: Kết quả thí nghiệm đo độ dày (mm)

Vị trí đo Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5

1 50,7 49,8 50,1 47,6 50,2 2 49,2 48,9 47,5 49,8 49,2 3 50,2 48,5 47,9 48,2 49,2 4 48,5 49,4 48,7 50,6 50,7 5 49,1 50,2 48,9 47,4 50,3 6 49,5 49,4 47,6 48,2 47,5 7 48,8 50,5 49,7 49,6 48,8

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 75 8 50,3 49,2 50,1 50,3 49,5 9 47,8 48,6 50,5 47,6 50,4 10 50,1 47,5 47,7 47,9 49,6 Độ dày trung bình 49,4 49,2 48,9 48,7 49,5 Trung bình: 49,2

Sai lệch % so với giá trị trung bình 0,4 0 -0,6 -1,0 0,6 Sai lệch % so với nhà sản xuất

công bố (50mm) -1.2 -1.6 -2.3 -2.6 -0.9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét:

Độ dày trung bình của tấm xơ thủy tinh là 49,2mm. Sai lệch độ dày giữa các mẫu với độ dày trung bình chung dao động trong khoảng -1,0 đến 0,4 %. Sự sai lệch có giá trị không đáng kể nên nhìn chung tấm xơ thủy tinh có kích thước ổn định. Bên cạnh đó sai số giữa giá trị độ dày trung bình tổng với giá trị độ dày của nhà cung cấp 50mm trong khoảng -0,9 ÷ - 2,6 %, giá trị độ dày thực tế nhỏ hơn. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau có thể do nhà cung cấp cung cấp số liệu dựa trên mẫu thí nghiệm của họ, trong sản xuất cũng gây ra sự sai lệch. Thêm vào đó khâu hoàn tất sản phẩm, lưu kho, vận chuyển làm cho tấm vật liệu bị ép lại. Độ chênh lệch này không đáng kể nằm trong phạm vi cho phép.

3.1.5 Khối lượng thể tích

Bảng 3.2: Kết quả thí nghiệm đo khối lượng thể tích của tấm xơ thủy tinh

Mẫu thí nghiệm 1 2 3 4 5

Kích thước mẫu (cm2) 200 200 200 200 200

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 76 Khối lượng khô G (g) 31,3478 30,8963 30,4782 29,9834 31,4780 Khối lượng thể tích γ

(cm3) 0,0317 0,0314 0,0312 0,0308 0,0318

Khối lượng thể tích γ

(kg/cm3) 31,7 31,4 31,2 30,8 31,8

Sai lệch so với  1,13 0,08 -0,67 -1,88 1,35

Khối lượng thể tích trung bình của vật liệu = 31,37 (kg/m3) Sai lệch so với nhà sản xuất 32kg/m3 là : - 1,96 %

Nhận xét :

Đối với vật liệu cách nhiệt, khối lượng thể tích là thông số để xác định Mác cho sản phẩm và ảnh hưởng nhiều đến tính chất cách nhiệt của vật liệu. Giá trị khối lượng thể tích thực trung bình của tấm xơ thủy tinh là 31, 37kg/m3. Trong quá trình thí nghiệm cho 5 mẫu sai lệch so với giá trị trung bình -1,88% đến 1,35%. Và từ kết quả thí nghiệm, khối lượng thế tích đo được có sự chênh lệch với nhà sản xuất là – 1,96 %. Vì thế khối lượng thể tích của mẫu thí nghiệm không có sự khác biệt so với khối lượng thể tích được công bố bởi nhà cung cấp.

3.1.6 Khối lượng riêng

Bảng 3.3: Kết quả thí nghiệm khối lượng riêng của tấm xơ thủy tinh

Thí nghiệm Lần 1 Lần 2 Lần3 Trung bình

Khối lượng mẫu sau khi sấy

khô G (g) 6.3285 6.6072 6.6267

Khối lượng bình tỷ trong chứa mẫu và nước đến vạch chuẩn

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 77 m2 (g)

Khối lượng bình tỷ trọng chứa

nước đến vạch chuẩn m1 (g) 154.9245 153.5675 152.7504 Khối lượng riêng của xơ thủy

tinh γR (g/cm3 ) 2,5320 2,5267 2.4958 2,5181 Sai lệch so với γTB (%) 0,55 0,34 -0,89

Nhận xét:

Bằng phương pháp PICNOMETER, với điều kiện thí nghiệm tiêu chuẩn đã xác định được khối lượng riêng của xơ thủy tinh 2,5181 g/cm3

≈ 2,52g/cm3. Sai lệch giữa 3 lần đo nằm trong khoảng -0,89% đến 0,55% nên giá trị khối lượng riêng thực tế đo được có giá trị chính xác cao.

3.1.7 Độ rỗng của tấm xơ thủy tinh

Bảng 3.4: Kết quả độ rỗng tính toán của tấm xơ thủy tinh

Mẫu Khối lượng riêng (g/cm3) Khối lượng thể tích (kg/m3) Độ rỗng (%) 1 2,52 31,37 98,76 2 2,52 62,74 97,51 3 2,52 94,11 96,26 4 2,52 125,48 95,02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi tính toán dựa trên kết quả thí nghiệm cho thấy tấm xơ thủy tinh nghiên cứu có độ rỗng rất cao 95,02% - 98,76%. Quan hệ giữa độ rỗng và khối

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 78 lượng thể tích là quan hệ nghịch biến, khối lượng thể tích của tấm xơ thủy tinh càng tăng thì độ rỗng càng giảm.

Hình 3.6: Biểu đồ quan hệ độ rỗng và khối lượng thể tích

Điều này được giải thích do độ rỗng của vật liệu là tỉ lệ % pha khí có trong khối tích của vật liệu nên các mẫu nén 2 tấm, nén 3 tấm, nén 4 tấm có khối lượng thể tích tăng đồng nghĩa với tỉ lệ xơ tăng lên, nên tỉ lệ khí trong các mẫu đó cũng giảm đi.

3.2 Hệ số dẫn nhiệt của tấm xơ thủy tinh

Bảng 3.5: Hệ số dẫn nhiệt của các tấm xơ thủy tinh

Mẫu Khối lượng thể tích (kg/m3) Hệ số dẫn nhiệt λ (W/m.K) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Mẫu 1 31,37 0,0442 0,0443 0,0445 0,0443 Mẫu 2 62,74 0,0375 0,0375 0,0375 0,0375 Mẫu 3 94,11 0,0382 0,0383 0,0381 0,0382 Mẫu 4 125,48 0,0405 0,0404 0,0403 0,0404 98.76 97.51 96.26 95.02 93 94 95 96 97 98 99 100 31.37 62.74 94.11 125.48 Độ rỗ ng ( %) Khối lượng thể tích (kg/m3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất cơ lý của một số vật liệu (Trang 76)