Theo nguyên liệu chế tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất cơ lý của một số vật liệu (Trang 27 - 29)

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 17

Hình 1.8: Sơ đồ phân loại vật liệu cách nhiệt theo nguyên liệu [14]

Việc sản xuất và nâng cao chất lượng vật liệu cách nhiệt có liên quan chặt chẽ với quá trình phát triển của công nghiệp hiện đại. Hiện nay người ta đã sản xuất được rất nhiều loại sản phẩm cách nhiệt.

Vật liệu cách nhiệt hữu cơ rất đa dạng, đó là tấm sợi gỗ, tấm lau sậy, tấm pibrôlit, tấm than bùn và các loại chất dẻo xốp cách nhiệt được sản xuất từ nguyên liệu thực vật và động vật khác nhau như phế liệu gỗ (dăm bào, mùn cưa, đầu thừa gỗ...), cói, lau, sậy, than bùn, bông xơ rời, lanh gai, lông thú, cũng như các nguyên liệu trên cơ sở polime. Vì một số loại vật liệu cách nhiệt hữu cơ dễ bị thối rữa, bị biến chất nhanh, dễ bị cháy, nên chúng thường được xử lí trước khi dùng. Việc sử dụng vật liệu này ở dạng rời để chèn cách nhiệt thường bị phân lớp và thối rữa, hiệu quả rất kém. Vì vậy người ta hay chế tạo sản phẩm ở dạng tấm và có bảo vệ tránh ẩm ướt. Để tăng cao độ bền lâu các loại tấm được xử lí bằng các chất chống cháy, chống côn trùng.

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÒA KHÓA 2012B 18 Vật liệu cách nhiệt từ xơ thiên nhiên như lanh, gai dầu, lông cừu, giấy, bông xơ, xơ sợi dừa và xơ sợi gỗ. Vật liệu này thường được sản xuất dưới dạng cuộn, cuộn bán cứng, tấm cứng hoặc dạng rời. Thông thường vật liệu cách nhiệt xơ tự nhiên phải xử lý chống cháy bằng cách thêm muối amoni hoặc muối borax. Trong xây dựng, vật liệu cách nhiệt xơ sợi tự nhiên được sử dụng giống như các vật liệu cách nhiệt khác. Tuy nhiên, vật liệu này không độc hại nên không có yêu cầu về quần áo bảo hộ hoặc mặt nạ khi thi công lắp đặt [14].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất cơ lý của một số vật liệu (Trang 27 - 29)