Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình gà mắc bệnh cầu trùng và biện pháp phòng trị tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 59)

Bảng 4.9 : Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà

Phác đồ

điều trị Loại thuốc

Liều lượng và cách dùng Số gà điều trị (con) Số gà khỏi (con) Tỷ lệ (%) Phác đồ 1 VINACOC.ABC 2g/1 lít nước, pha nước cho gà uống từ 3 -4 ngày liên tục 72 58 80,56 Phác đồ 2 RTD- COCCISTOP 1,5 – 2g/ 1 lít nước, pha nước cho gà uống từ 3-5 ngày liên tục 54 44 81,48 Tính chung 126 102 80,95

Bảng 4.9 cho thấy, kết quả dùng 2 loại thuốc VINACOC.ABC và RTD- COCCISTOP để điều trị bệnh cầu trùng đều có hiệu quả, số gà khỏi bệnh khá cao (trên 80%). Nhưng xét về hiệu lực điều trị chung thì thuốc RTD - COCCISTOP có hiệu lực điều trị bệnh cao hơn, tỷ lệ khỏi bệnh là 81,48%, còn VINACOC.ABC tỷ lệ khỏi bệnh là 80,56%.

Theo chúng tôi, người chăn nuôi nên đan xen hai loại thuốc điều trị cầu trùng trong cùng một lứa chăn nuôi sẽ có tác dụng tốt hơn và tránh được hiện tượng nhờn thuốc. Bên cạnh đó người chăn nuôi cũng cần phải có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, vệ sinh, vệ sinh thú y phải sạch sẽ, chuồng trại phải thoáng mát, mật độ nuôi hợp lý, tất cả những công việc đó sẽ giúp đàn gia cầm có sức đề kháng và phát triển tốt.

Phần 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Căn cứ vào kết quả thu được, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau: - Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà tại 3 xã điều tra thuộc huyện Văn Lãng là tương đối thấp (16,17%). Trong đó tỷ lệ nhiễm ở xã Tân Lang thấp nhất (12,99%), xã An Hùng là 14,18% và xã Tân Tác 22,38%.

- Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà ở giai đoạn 1 – 14 ngày tuổi là đạt đỉnh cao nhất sau đó giảm dần theo sự tăng lên của tuổi gà, nhưng cường độ nhiễm chủ yếu ở thể nhẹ (+) và trung bình (++).

- Trong 4 tháng điều tra thì tỷ lệ gà mắc bệnh giảm dần theo các tháng tăng lên. Ở tháng 1 tỷ lệ mắc là 12,50%, nhưng đến tháng 4 tỷ lệ mắc tăng lên 28,00%.

- Khi gà mắc bệnh cầu trùng, triệu chứng và bệnh tích rất điển hình. Biểu hiện bệnh tích chủ yếu xảy ra ở manh tràng, ruột non và thể ghép cả manh tràng và ruột non, nhưng gà có bệnh tích cả ở manh tràng và ruột non chiếm tỷ lệ thấp.

- Tỷ lệ gà mắc bệnh cầu trùng chết theo độ tuổi giảm theo ngày tuổi tăng lên. Ở độ tuổi 1 ngày tuổi đến 14 ngày tuổi cả 3 xã điều tra đều có tỷ lệ gà chết (4,24%) cao hơn gà ở độ tuổi 15 ngày tuổi đến 30 ngày tuổi (2,59%) và lớn hơn 30 ngày tuổi (0,68%).

- Cả hai loại thuốc VINACOC.ABC và RTD-COCCISTOP đều có hiệu lực điều trị cao với bệnh cầu trùng (trên 80% số gà điều trị khỏi bệnh). Loại thuốc RTD-COCCISTOP có hiệu lực điều trị cao hơn loại thuốc VINACOC.ABC.

Do kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của bản thân chưa nhiều, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn nên tôi không tránh khỏi những thiếu sót.

Do thời gian thực tập có hạn nên không có điều kiện học hỏi được những kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm của những bậc tiền bối đi trước.

5.3. Đề nghị

Qua quá trình thực tập tại trạm Thú y huyện Văn Lãng tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm quý báu đồng thời cũng mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau : Tiếp tục lập lại đề tài nghiên cứu này trên số lượng gà và quy mô rộng hơn.

So sánh hiệu lực của nhiều loại thuốc khác nhau trong điều trị bệnh cầu trùng ở gà từ đó có những khuyến cáo về sử dụng thuốc cho người chăn nuôi, tuyên truyền sâu rộng và phổ biến quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh thú y để phòng và hạn chế cầu trùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (1993), Thuốc thú y ngoại nhập đặc hiệu mới, tập 1, Nxb Đồng Tháp.

2. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2004). 109 bệnh gia

cầm và cách phòng trị. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

3. Từ Quang Hiển (1996). Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

4. Nguyễn Duy Hoan (1999), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Dùng cho cao học và nghiên cứu sinh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Kim Lan (2008), Giáo trình ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông nghiệp.

6. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999),

Giáo trình ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp.

7. Phan Lục, Bạch Mã Điền (1999), Tình hình nhiễm bệnh cầu trùng ở gia cầm

tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương và hiệu quả sử dụng vaccin phòng cầu trùng gà. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số 4.

8. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương (1996), 60 câu hỏi và đáp dành cho người

chăn nuôi gà công nghiệp, Nxb Nông nghiệp.

9. Lê Văn Năm (1999), Hướng dẫn điều trị bệnh ghép ở gà, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Văn Năm (2003), Bệnh cầu trùng ở gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

11. Lê Văn Năm (2004), 100 câu hỏi và đáp quan trọng dành cho cán bộ thú y

12. Hoàng Thạch (1999), Kết quả xét nghiệm bệnh tích đại thể và vi thể ở gà bị

bệnh cầu trùng, KHKT thú y số 4, tập 4.

13. Trịnh Văn Thịnh (1975), Đơn bào ký sinh ở vật nuôi, công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp.

14. Dương Công Thuận (1995), Kết quả điều tra cầu trùng trong chăn nuôi công nghiệp. Tạp chí khoa học kỹ thuật công nghiệp.

15. Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thanh Vân (2001). Bệnh phổ biến ở gà và biện pháp phòng trị. Nxb Văn hóa Thông tin.

16. Nguyễn Văn Thiện (2008), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi. Nxb

Nông nghiệp Hà Nội.

17. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2000). Bí quyết thành công trong chăn

nuôi gà. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

18. Archie Hunter (2000), Handbook of animal disease (Pham Gia Ninh and

Nguyen Duc Tam Services). Agriculture Publishing House

19. Horton Smith C., Long P.L. (1952), Nitrofurazone in the treatment of coccidiosis in chicken, London Veterinary Journal.

20. Kolapxki N.A., Paskin P.I. (1980), Coccidiosis in poultry (Nguyen Dinh Chi Changes), Agriculture Publishing House.

21. Levine.P.D. (1942), Of Excystation of coccidial oocyst the chiken Parasit 22. Matrinski và V.X.Orkop (1996), Effective treatment of chicken coccidiosis.

Science and technology magazine Digital 3.

23. P.G.S.F.M.Orlow (1975), Poultry diseases. Agricultural Publishing House,

Hanoi.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP

Ảnh 1: Gà bị bệnh cầu trùng: gầy, xù lông, yếu nhợt nhạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình gà mắc bệnh cầu trùng và biện pháp phòng trị tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)